Nội dung
Giằng móng là gì? đây là một hệ thống kết cấu nằm theo phương ngang của công trình, vị trí của nó sẽ phụ thuộc vào tường nhà mà sẽ nằm giữa, trong hoặc ngoài cột. Bất kỳ công trình nào muốn vững chắc đều phải sử dụng giằng móng nên các kiến trúc sư, thợ xây luôn chú trọng đến kết cấu, vai trò, kích thước, bản vẽ của nó. Nếu bạn chưa hiểu rõ về giằng móng hãy cùng KASAI làm rõ ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu giằng móng là gì?
Giằng móng là gì chính là một hệ thống kết cấu làm bằng bê tông cốt thép nằm ở trong ngoài hoặc giữa cột tùy vào vị trí tường. Hiện nay giằng móng sẽ nằm theo chiều ngang của công trình bao trùm hết cả phần móng bên dưới để liên kết các phần móng tạo độ cứng cho công trình. Thông thường nó sẽ nằm ở gần móng dưới cả phần đà kiềng.

Giằng móng có phải là dầm móng không?
Ngoài thắc mắc giằng móng là gì thì hiều người cũng bâng khuâng giằng móng và dầm móng có phải là một không, hay là 2 bộ phận khác nhau trong công trình? Các kiến trúc sư đã có câu trả lời chính xác giúp bạn như sau:
- Giằng móng và dầm móng thực tế là một đều có cùng một kết cấu, kích thước, vai trò.
- Tuy nhiên, có sự khác nhau về tên gọi là do nội lực sinh ra trong khi làm việc của nó. Nếu móng không xây tường trên giằng thì nó gọi là giằng móng để chịu kéo đúng tâm. Nếu móng xây tường ở trên thì gọi là dầm móng vì nó chịu tải tường ở trên và tính toán nó như dầm khung.
Hiện nay nhiều người vẫn gọi giằng móng là dầm móng vẫn được vì nó giống nhau về cả cấu tạo, kích thước, vai trò chỉ khác nhau một ít về chỗ chịu lực mà thôi.
»Tìm hiểu: Dầm là gì trong xây dựng? Vai trò của dầm, phân loại, cách dùng
Tác dụng của giằng móng cực quan trọng trong xây dựng
Tác dụng của giằng móng trong xây dựng là cực kỳ quan trọng vì vậy mà các nhà thầu xây dựng tại Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng… luôn mất nhiều thời gian cho việc làm giằng móng. Vai trò của nó bao gồm:
- Chịu lực cho các tải trọng ở trên, giúp phần móng vững chắc hơn trong quá trình xây dựng.
- Giúp cho công trình giữ được kết cấu cứng cáp, bền vững không xê dịch, phân bố đều lực tải trọng xuống phần móng.
- Chống xoay, xô lệch trong quá trình thi công đặc biệt là trong điều kiện thi công không thuận lợi.
- Chống rạn nứt và chống thấm hiệu quả cho sàn nhà.
Như vậy, khi có một giằng móng cứng cáp thì phần móng sẽ được bảo vệ để cố định trong thi công giúp cho ngôi nhà trở nên vững chải và xây dựng nhanh chóng.
Kích thước của giằng móng là gì và bản vẽ chi tiết
Để hiểu rõ hơn về giằng móng hãy xem ngay kích thước giằng móng thường gặp và bản vẽ chi tiết của nó
1. Kích thước của giằng móng
Về cơ bản kích thước của giằng móng sẽ phụ thuộc vào khoảng cách với cột. Tùy công trình mà giằng móng sẽ có hình thang, hình chữ nhật hoặc chữ T. Phổ biến thường gặp thì dầm móng được bố trí cách nước và thấp hơn mặt nền tầm 50mm và phía dưới sẽ chèn thêm đá dăm, cát..
Ngoài ra, dầm móng tùy theo móng công trình sử dụng mà sẽ có những kích thước khác nhau như sau
- Giằng móng cọc
Móng cọc là loại móng có các cọc và đài cọc đối với giằng móng cọc kích thước sẽ phục thuộc vào khoảng cách các trụ cột. Trường hợp khoảng cách giữ 2 trụ cột từ 10-12m sẽ dùng giằng móng chữ T, còn 3-6m sẽ dùng dầm móng cọc hình chữ nhật hoặc hình thang
- Giằng móng đơn:
Đối với móng đơn thì giằng móng sẽ có sự liên kết chặt chẽ với móng. Kích thước giằng móng đơn thường được khuyến nghị là 0,3x07m
- Giằng móng băng:
Giằng móng băng thường được khuyến nghị ở mức 0.3x 0.5m hoặc 0.3×0.7m để đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình.
- Giằng móng bè:
Móng bè được dùng nhiều cho các công trình có tầng hầm, hồ bơi.. vì khả năng chịu lực cực tốt. Đối với giằng móng bè các nhà thầu thường sẽ dùng kích thước như móng đơn là 0.3×0.7m
2. Bản vẽ giằng móng tham khảo
Dưới đây là những bản vẽ chi tiết về móng và giằng móng bạn có thể tham khảo để nắm rõ hơn về giằng móng là gì.



Dầm móng nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự… sẽ khác nhau vì vậy bạn cần phải liên hệ với các công ty xây dựng uy tín để được kiến trúc sư lên bản vẽ thi công chi tiết. Công ty TNHH Xây Dựng KASAI với 10 năm kinh nghiệm thiết kế và thi công có thể giúp bạn xây nhà bền vững theo thời gian. Đừng chần chừ liên hệ chúng tôi ngay nhé!
Cách đổ bê tông giằng móng cực đơn giản
Hiện nay đổ giằng móng được xem là công đoạn đơn giản dễ thực hiện nhưng cần sự tỉ mẫn và cẩn thận cao. Các bước đổ bê tông giằng móng như sau:

Cách đổ bê tông giằng móng
- Bước 1: Lắp các tấm ván và bố trí thép giằng móng
- Bước 2: Lắp dựng các tấm coppha
- Bước 3: Thực hiện đổ bê tông vào hộp đã dựng
- Bước 4: Đợi bê tông khô (sau 1-2 ngày) thì tháo các tấm coppha ra.
*** Lưu ý: Giằng móng sẽ được thi công cùng lúc trong công trình nếu sử dụng móng bè. Trường hợp dùng móng đơn, móng băng thì giằng móng sẽ thi công sau khi hoàn thành móng.
Thép giằng móng là gì và cách bố trí thép giằng móng
Thép giằng móng là hệ thống thép được sử dụng cho giằng móng, hệ thống này cực kỳ quan trọng nó sẽ quyết định đến sự vững chắc cũng như cứng cáp của toàn bộ giằng móng. Cụ thể cách bố trí thép dầm móng như sau:
- Bước 1: Chọn lựa đường kính cho cốt thép giằng móng sao cho đảm bảo chịu lực tốt (thông thường đường kính tầm 32mm). Không dùng loại quá lớn , bề rộng quá nhiều, không dùng nhiều hơn 3 loại đường kính. Chiều dày của lớp bảo vệ cốt thép giằng móng ần lớn hơn đường kính cốt thép
- Bước 2: Tiến hành bố trí: Khi bố trí cần đảm bảo:
- Cốt thép đặt trên đường kính tối thiểu 25mm, đặt dưới tối thiểu 30mm, trường hợp đặt 2 hàng thì cốt thép hàng trên có khoảng hở hàng dưới 50mm
- Giữ độ cao của móng thấp hơn nền 50mm, cách nước có đá dăm hoặc chèn ở dưới.
Giằng móng là gì? Vai trò của giằng móng như thế nào và kích thước, cách bố trí ra sao? Thông qua bài viết trên đây của KASAI bạn đã nắm rõ rồi đúng không. Nếu còn thắc mắc khi thi công thô, xây dựng trọn gói đừng chần chừ liên hệ với công ty TNHH Xây Dựng KASAI để được tư vấn và đồng hành cùng bạn nhé!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ
- Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
- Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
- Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
- Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
- Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
- Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
- Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
- Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
- Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
- Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1
- Hotline: 0931.393.270
- Website: Kasai.com.vn