Tin tức

Móng cọc là gì? Đặc điểm tiêu chuẩn và phương pháp tính toán móng cọc

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Để xây dựng một công trình vững chắc thì móng là yếu tố rất quan trọng. Tùy vào vị trí và chức năng và kích thước công trình để lựa chọn loại móng thích hợp nhất. Loại móng thường sử dụng trong các công trình cao tầng là móng cọc. Vậy móng cọc là gì? Đặc điểm và cấu tạo móng cọc như thế nào? Cùng Kasai tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!

Đặc điểm của móng cọc

Móng Cọc Là gì ? Cấu tạo của móng cọc

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và sử dụng những loại vật liệu như: bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để hoạt động như sự trợ giúp cho việc giữ ổn định những cấu trúc được xây dựng phía trên nó.

Móng này thường sử cho những kết cấu lớn và áp dụng nền đất yếu, thường xuyên xảy ra sạt lở hay có độ lún cao cần phần hỗ trợ ổn đinh, nhằm đảm bảo an toàn và chắc chắn. 

Cấu tạo của móng cọc

Móng cọc có hai thành phần cơ bản: 

  • Cọc: Kết cấu có kích thước chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc thi công tại chỗ vào lòng nền đất nhằm tuyền tải trọng công trình xuống những tầng đất, đá sâu hơn đảm bảo cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định. Cấu tạo của móng cọc gồm: Cọc gõ, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc hỗn hợp.
  • Đài cọc: Kết cấu dùng để liên kết những cọc lại với nhau và phân bố đều tải trọng của công trình lên các cọc. Thi công đài cọc thì cần chú ý như sau:
    • Khoảng cách e giữa 2 cọc 3D, cọc xiên là 1.5D...
    • Độ sâu chôn cọc trong đài phải lớn hơn 2D và không lớn hơn 120cm so với đầu cọc nguyên. 

Phân loại cái loại móng cọc

Có nhiều loại để thi công móng cọc khác nhau nhưng xét theo cơ bản thì móng cọc được chia thành 2 loại như sau:

  • Móng cọc đài thấp: Loại móng cọc có đài cọc nằm ở dưới mặt đất, loại móng cọc này sẽ được đặt sao cho lực ngang của móng sẽ cân bằng với áp lực của đất theo độ sau đặt móng tối thiếu nhất. Những cọc ở trong móng hoàn toàn phải chịu lực nén.
  • Móng cọc đài cao: Là móng cọc có đài cọc nằm cao hơn so với mặt đất, nghĩa là chiều sâu của móng sẽ nhỏ hơn chiều cao của cọc. Móng cọc đài cao chịu cả hai tải trọng uốn nén. Khi đó, toàn bộ tải trọng đứng và ngang đều do những cọc trong móng chịu.

Tiêu chuẩn tính toán móng cọc

Tiêu chuẩn tính toán móng cọc

Theo quy định chung: Kiểm tra địa hình thi công để tiến hành chọn mô hình thiết kế cọc sao cho phù hợp nhất. Tùy vào loại đất, vị trí xây dựng thì mới có phương án sử dụng cọc khác nhau. Tiếp theo, cần tính toán đến khả năng chịu lực, độ sụn lún và tải trọng.... Vì thế, không phải công trình nào cũng sử dụng bê tông cốt thép.

Móng cọc nhà dân: Thông thường móng cọc nhà dân là các công trình nhỏ nên thường sử dụng bê tông chạy ngang theo hình chữ nhật sử dụng cho các công trình kẹp khe nền yếu. Cần chú ý giảm xung đột sứt mẻ do 2 nhà liền kề. 

Móng cọc đài thấp: Trước khi thi công móng cọ đài thấp thì cần chú ý những bước như sau:

  • Kích thước của cọc và đài cọc.
  • Xác định được sức chịu tải của cọc ứng kích thước đã được chọn.
  • Sơ bộ xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng.
  • Bố trí cọc trong nền móng.

Móng cọc cừ tràm: Mẫu thiết kế này thường được dùng ở vùng đất trầm, ngập và có diện tích nhỏ, độ dài cọc cừ tràm thường có chiều dài từ 3-6m. Mật độ đóng khoảng 25 cọc trên mét vuông. Sử dụng móng cừ tràm cần chú ý đến địa thế xung quanh, vì móng này có sự ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm và tích đọng.

Phương pháp tính toán móng cọc

Phương pháp tính toán móng cọc

Bảng tính excel tính toán móng cọc

Móng phải được thiết kế thi công công trình để không xảy ra tình trạnh lún, nứt hay đổ vỡ. Nền móng là phần đất nằm ở dưới đất móng chịu toàn bộ hay phần tải trọng công trình đè xuống. Đây còn là nơi mà chịu toàn bộ tải trọng của công trình, thành phần của công trình mà được chôn sâu dưới lòng đất. Đây là thành phần quyết định cho sự bền vững, kiên cố và nền tảng nâng đỡ cho công trình. 

Dựa vào những yếu tố liệt kê trên thì chúng ta lập bảng excel để thực hiện tính toán một cách dễ dàng. 

Quy trình tính toán móng cọc

Quy trình tính toán móng cọc bao gồm:

  • Tính khả năng chịu tải của cọc đơn và khả năng chịu tải của nhóm cọc. 
  • Tính toán kết cấu móng.
  • Ước tính độ lớn của móng cọc và ước tính độ lún của cọc đơn.
  • Phân tích nội lực tính toán trong móng cọc dựa vào sơ đồ kết cấu cứng. 

Tính toán móng cọc đài thấp

Tính toán móng cọc đài thấp chuẩn nhất

Tính toán móng cọc ép

Tính toán móng cọc đài ép

Tính toán móng cọc từ tràm

Đây chính là phương pháp phổ biến được những nhà thầu xây dựng. Số lượng cọc từ tràm thi công trên m2 được tính theo công thức như sau:

n = 4000(e0 – eyc)( πd2(1 + e0))

Trong đó:

  • n: số lượng cọc.
  • d: Đường kính cọc.
  • e0: Độ rỗng tự nhiên.
  • eyc: độ rỗng yêu cầu.

Khi đó ta có: 

  • Đất yếu có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60, cường độ R0 = 0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.
  • Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8, cường độ R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.
  • Đất yếu có độ sệt IL > 0,80, cường độ R0 < 0,5 kg/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.

Phương pháp thi công móng cọc

Thi công móng cọc khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là một số quy tính chuẩn bị thi công móng cọc như sau:

Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Khảo sát địa chất là công việc đầu tiên sẽ giúp bạn đánh giá được các điều kiện thuận lợi của môi trường để tiến hành thi công.
  • Kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của những cọc để sử dụng trong quá trình thi công.

Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

Công tác chuẩn bị:

  • Kiểm tra kỹ khu đất trước khi tiến hành.
  • Xác định vị trí ép góc. 
  • Thiết bị máy móc thi công cần được kiểm tra đúng theo quy trình. 

Quy trình ép cọc bê tông cốt thép như sau:

Bước 1: Tiếp hành ép cọc C1, bạn dụng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc hướng về đúng vị trí thiết kế, phương thẳng đúng không nghiêng. 

Bước 2

Tiến hành ép những cọc tiếp theo đạt đến sâu thiết kế. Bạn cũng nên kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc, sửa mặt phẳng.

Kiểm tra những mối nối, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho thật đúng với đoạn mũi cọc với độ nghiêng không quá 1%.

Gia tải lên cọc một lực tại mặt tiếp nối, tiến hành nối theo quy trình thiết kế. Ép cọc C2, tăng dần áp lực sao xuyên vào đất với vận tốc không quá 2cm/s.

Bước 3: Khi cọc cuối mà ép xuống mặt đất thì dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến một độ sâu thiết kế.

Bước 4: Sau khi thực hiện ép cọc xong tại một vị trí thì chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến vị trí tiếp theo.

Quy định về sai số:

  • Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%.
  • Vị trí đáy đài đầu cọc sai số phải <75mm so với thiết bị thiết kế. 

Gia công cốt thép

  • Sửa thẳng và đánh gỉ. 
  • Tiến hành cắt, uốn cốt thép với hình dạng của móng. 
  • Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt théo.

Lắp dụng cốp pha

  • Khung cốt thép sau khi nối phải bền. 
  • Ván khuôn cũng cần phải đạt tiêu chuẩn đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Mục đích làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông. 
  • Chân đỡ cũng phải đạt đúng tiêu chuẩn, đúng mật độ và lắp đặt đúng. 

Đổ bê tông móng

  • Sử dụng bê tông lót để làm mặt sàn lót cho quá trình đổ bê tông. Bê tông có độ dày khoảng 10cm.
  • Quá trình đổ bê tông cũng nên cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng. 
  • Sau khi đổ bê tông thì nhanh chóng sử dụng những loại đầm bàn, đàm dùi để đầm bê tông.
  • Biện pháp bảo dưỡng bê tông và yêu cầu bảo dưỡng để đặt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thi công.

Một số bản vẽ móng cọc cho bạn tham khảo

Bản vẽ đài móng cọc

ban ve dai mong coc

Bản vẽ móng cọc ép nhà dân

Bản vẽ móng cọc ép nhà dân

Bản vẽ móng cọc bê tông

 Bản vẽ móng cọc bê tông

 Bản vẽ móng cọc nhà phố

Bản vẽ móng cọc nhà phố

Trên đây là những thông tin liên quan đến móng cọc. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp nhiều gia chủ hiểu hơn về cấu tạo, đặc điểm của móng cọc. Hãy theo dõi trang website Kasai để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Nếu như bạn có nhu cầu về thiết kế nhà tại Đà Nẵng hay các tỉnh thành khác trên cả nước thì có thể liên hệ với Công ty TNHH Xây dựng KASAI. Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, KASAI luôn là đơn vị dẫn đầu về chất lượng và dịch vụ tốt. Thi công mỗi công trình, KASAI thực hiện đúng 3 yếu tố cốt lõi chính: “Chi phí Rẻ nhất, Đẹp Nhất, Uy Tín nhất.”

Thông tin liên hệ:

  • Address: Số 62 Xuân Thuỷ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
  • Hotline: 0931393270 – 0972903570
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: kasai.com.vn

HỖ TRỢ 24/7Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giá tốt nhất

links 1

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH tư vấn thiết kế Kiến trúc-Xây dựng Kasai

Trụ sở: 62 Xuân Thủy, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
CN Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng
Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
Hà Nội CN2: Toà nhà G2 Fivestar - 2 Kim Giang, Thanh Xuân, HN
Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 - Quận 1.
Nghệ An: 09 Lê Mao Kéo Dài –Tp. Vinh.
Hà Tĩnh: 10 Hải Thượng Lãn Ông, Hà Tĩnh
Điện thoại: 0972.903.570 Hotline: 0931.393.270
Email: Xaydungkasai@gmail.com

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Liên hệ tư vấn dịch vụ
Điện thoại: 0972.903.570
Email: Xaydungkasai@gmail.com

 

Search

icon zalo
messenger facebook