Tin tức

Dầm là gì? Tìm hiểu khái niệm, phân loại và chức năng của dầm

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Dầm là gì? Dầm chắc hẳn không còn xa lạ với những người trong ngành kiến trúc xây dựng, tuy nhiên đây lại là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mới tìm hiểu về xây dựng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Tìm hiểu dầm là gì?

Dầm nhà là cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực (chịu uốn) nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản sàn, dầm phụ, tường và mái phía trên. Dầm được tạo ra chính là để bảo vệ, chịu lực sức ép của khối lượng căn nhà cũng như giúp truyền tải trọng và phân tán lực đều lên từng bộ phận của ngôi nhà như sàn, cột, vách,... Thêm vào đó, dầm còn có thể thay thế tường chịu lực để tối ưu không gian. 

dam la gi 3

Tìm hiểu dầm là gì?

Các thanh dầm nằm trên đầu cột và liên kết với sàn, tường và mái. Dầm có kết cấu khá đơn giản và chi phí chế tạo thấp nên được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như dầm sàn, dầm cầu, dầm mái,... Dầm chủ yếu được làm bằng bê tông cốt thép cho những công trình dân dụng. 

Phân loại dầm nhà

Dựa vào chức năng, nhiệm vụ cũng như vật liệu thì dầm được phân loại như sau: 

Dầm chính

Dầm chính là dầm thiết kế đi qua các cột, vách và gác chân cột. Dầm thường đặt theo chiều ngang hoặc dọc với chức năng là chịu lực chính của ngôi nhà. Dầm chính thường có tên gọi là dầm khung và có kích thước lớn hơn so với các dầm khác. Nhờ kết cấu chắc chắn nên dầm chính được sử dụng rộng rãi trong các công trình như dầm sàn, dầm cầu, dầm mái,..

dam la gi 1

Dầm chính thường đặt trong tường với kích thước 20-25 cm. Giữa 2 cột dầm chính được đặt theo nhịp với dầm phụ với khoảng cách 4-6m. Mỗi nhịp được bố trí từ 1-3 dầm phụ để đỡ sức nặng của dầm phụ. Trong trường hợp, phòng có chiều dài lớn hơn 6m thì dầm phụ cần đặt vuông góc với dầm chính. 

Dầm phụ

Dầm phụ là dầm gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn mà không gác lên đầu cột hay các cấu kiện chịu nén. Do đó mà hệ dầm phụ thường đặt để đỡ tường lô gia và nhà vệ sinh. Dầm phụ có kích thước nhỏ hơn dầm chính và được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Dầm có chức năng chia nhỏ lực và kích thước tấm sàn giúp phân chia tải trọng với dầm chính. 

Trong trường hợp tất cả các dầm đều được gác lên cột( trừ dầm phụ cầu thang, dầm ban công) thì không phân dầm chính hay dầm phụ. Khi đó sẽ dựa vào chịu lực của mỗi dầm qua việc phân tải, dầm nào chịu phần tải trọng nhiều hơn thì tiết diện sẽ lớn hơn và ngược lại. Việc phân loại dầm chính và dầm phụ sẽ giúp xác định được độ cứng, kích thước cũng như vai trò của từng loại dầm. 

Dầm thép

Dầm thép là dầm được chế tạo bằng thép và nó có thể chịu uốn. Dầm thép có cấu tạo đơn giản nên được sử dụng rộng rãi trong kết cấu nhà xưởng, kho hay nhà tiền chế,...

dam la gi

Phân loại dầm theo kết cấu:

- Dầm đơn giản: có 1 nhịp

- Dầm liên tục: có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau.

- Dầm congxon

- Dầm có mút thừa

Phân loại dầm theo công dụng: 

- Dầm sàn

- Dầm cầu chạy

- Dầm cầu

- Dầm cửa van

Phân loại dầm theo hình dáng: Dầm chữ C, H, I, L, V, Z, U 

Dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép được cấu tạo cốt thép làm khung và bên ngoài bao bọc bởi bê tông. Dầm bê tông có cấu kiện chịu lực uốn, cắt và xoắn tốt đồng thời chịu nén nhưng kém hơn so với chịu uốn. Cốt thép trong dầm bao gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Trong dầm luôn tồn tại 4 cốt dọc ở 4 góc và cốt đai, cốt xiên có thể có hoặc không cũng được, nhưng quan trọng nhất là cốt dọc chịu lực và cốt dọc cấu tạo. 

- Cốt dọc chịu lực của dầm thường dùng nhóm All, Alll và CII, CIII có đường kính 12-40mm.

- Cốt đai trong dầm thường chịu lực ngang, sử dụng nhóm AI, CI và có đường kính bằng 4mm

- Lớp bảo vệ Ao là khoảng cách từ lớp ngoài bê tông đến mép cốt thép và có tác dụng bảo vệ thép không bị rỉ sét. Trong đó Ao1 là lớp bảo vệ cốt đai còn Ao2 là lớp bảo vệ cốt dọc. 

- Khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia chính là khoảng cách thông thủy To giữa 2 cốt thép. Khoảng cách này sẽ giúp đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị kẹt đá. 

dam la gi 2

Quy định về kích thước dầm như sau: 

Ao1 ≥ 1cm khi h ≤ 25cm;

Ao1 ≥ 1,5cm khi h > 25cm;

Ao2 ≥ 1,5cm khi h ≤ 25cm;

Ao2 ≥ 2cm khi h > 25cm.

Khoảng cách của dầm là gì?

Dựa vào khoảng cách của các cột trong nhà để tính khoảng cách của dầm nhà. Ngoài ra, việc tính toán cột lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công năng, tải trọng và số tầng của ngôi nhà. Ngôi nhà có chịu lực và kiên cố hay không là tùy thuộc rất lớn vào dầm nhà và cột. 

Đặc biệt, việc xác định kích thước dầm nhà phố là việc rất quan trọng. Do đó mà hệ thống dầm nhà được coi như khung xương và việc tính toán dầm nhà cũng cần được các kiến trúc sư, kỹ sư có chuyên môn tính toán thật chi tiết và kỹ lưỡng nhất. 

Công trình nhà 2 tầng, 3 hay 4 tầng sẽ có các kích thước dầm khác nhau về chiều cao. Kích thước dầm nhà thường phụ thuộc vào số tầng của căn nhà và thường không chênh lệch nhau quá nhiều. Chiều cao của dầm nhà thường chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm), cụ thể như sau: 

- Dầm nhà 2 tầng thường có chiều cao ~ 30cm

- Dầm nhà 3 tầng thường có chiều cao ~35cm

- Dầm nhà 4, 5 tầng thường có chiều cao từ 35 đến 40cm.

Kích thước chính của dầm

Chiều dài của dầm:

Xét về toán học và tính an toàn thì chúng ta lấy nhịp bản sàn l = L

Đối với các loại sàn thông thường thì l £ 18m

Khi nhịp bản sàn nhỏ thì sử dụng dầm thép hình còn nhịp bản sàn lớn thì dùng dầm tổ hợp. 

Chiều cao của dầm nhà:

hmin £ h £ hmax

Trong đó: 

hmin: chiều cao đảm bảo cho dầm đủ cứng, có nghĩa là độ võng của dầm không vượt quá độ võng của giới hạn.

hmax: chiều cao lớn nhất của dầm.

h càng gần hkt càng tốt.

hkt: chiều cao tương ứng với lượng thép ít nhất.

Dầm nhà trong phong thủy

Ngoài yếu tố an toàn, vững chắc thì bố trí phong thủy hợp lý của dầm nhà cũng được gia chủ và kiến trúc sư quan tâm khi thiết kế nhà. Có một số vị trí khi đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà bạn cần lưu ý, cụ thể như sau: 

Tránh đặt dầm ngang phía trên giường ngủ: Trong phòng thủy, giường ngủ có dầm ngang ở trên thì được coi là huyền trâm sát. Đây là cung rất xấu sẽ làm cho gia chủ tổn nhân khẩu. Việc đặt phòng ngủ dưới dầm nhà sẽ tạo cảm giác nặng nề, khó chịu và mệt mỏi cho gia chủ khi nằm. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ, dễ gặp ác mộng từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Không đặt trên bàn ăn và bếp: Việc bố trí bàn ăn hoặc bếp ở bên dưới dầm ngang sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái cho người nấu và thưởng thức đồ ăn cũng như làm mất đi sự may mắn của gia chủ. Bên cạnh đó, gia đình sẽ dễ gặp khó khăn trong vấn đề về kinh tế, tài chính và tiền bạc. Nếu bàn ăn bắt buộc phải đặt ở vị trí này thì có thể làm thêm trần giả để che đi dầm ngang sẽ tránh được sát khí của dầm ngang. 

Không đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang: Việc đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang là điều không tốt cho người học và làm việc. Bởi nó sẽ dẫn đến cảm giác xao nhãng, ngăn cản tư duy và sáng tạo của họ.

Cấm kỵ đặt bàn thờ dưới dầm ngang: Đặt bàn thờ dưới dầm ngang là điều tuyệt đối không được vì nó sẽ tác động và ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình. Cuộc sống cũng như sức khỏe, kinh tế của gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi. 

Trên đây là những chia sẻ về dầm là gì mà KASAI muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng với những thông tin trên, giúp bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm, phân loại của dầm trong xây dựng. Nếu bạn còn có thắc mắc hay câu hỏi gì thì phản hồi ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

 

Nếu như bạn có nhu cầu về thiết kế nhà tại Đà Nẵng hay các tỉnh thành khác trên cả nước thì có thể liên hệ với Công ty TNHH Xây dựng KASAI. Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, KASAI luôn là đơn vị dẫn đầu về chất lượng và dịch vụ tốt. Thi công mỗi công trình, KASAI thực hiện đúng 3 yếu tố cốt lõi chính: “Chi phí Rẻ nhất, Đẹp Nhất, Uy Tín nhất.”

Thông tin liên hệ:

  • Address: Số 62 Xuân Thuỷ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
  • Hotline: 0931393270 – 0972903570
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Website: kasai.com.vn

HỖ TRỢ 24/7Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giá tốt nhất

links 1

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH tư vấn thiết kế Kiến trúc-Xây dựng Kasai

Trụ sở: 62 Xuân Thủy, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
CN Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng
Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
Hà Nội CN2: Toà nhà G2 Fivestar - 2 Kim Giang, Thanh Xuân, HN
Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 - Quận 1.
Nghệ An: 09 Lê Mao Kéo Dài –Tp. Vinh.
Hà Tĩnh: 10 Hải Thượng Lãn Ông, Hà Tĩnh
Điện thoại: 0972.903.570 Hotline: 0931.393.270
Email: Xaydungkasai@gmail.com

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Liên hệ tư vấn dịch vụ
Điện thoại: 0972.903.570
Email: Xaydungkasai@gmail.com

 

Search

icon zalo
messenger facebook