Ép cừ là gì? ép cừ để làm gì? Các biện pháp ép cừ hiện nay

Ép cừ là gì? là một trong những công đoạn quan trong trong thi công móng nhà và được các nhà thầu lẫn gia chủ cực kỳ chú trọng. Việc ép cừ không chỉ giúp cho nền móng vững chắc mà quá trình thi công sau này cũng sẽ nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Nếu chưa hiểu rõ về ép cừ là gì hãy cùng KASAI tìm hiểu chi tiết trong nội dung sau đây.

Ép cừ là gì?
Ép cừ là gì? Ép cừ để làm gì?

Ép cừ là gì?

Cừ còn gọi là cọc ván thép được làm từ thép có hình dạng đứng theo từng cọc. Ép cừ là gì chính là ép cọc ván thép xuống dưới nền móng nhằm gia cố nền móng vững chắc. Thợ xây sẽ thực hiện ép cọc cừ xuống dưới lòng đất bo quanh công trình 4 bên. Đây là một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu khi xây dựng nhà ở có nền đất yếu gần sông kênh hay công trình lớn.

cừ ép cọc
Cừ hay còn gọi là ván ép cọc

Hiện nay có các loại cừ thường gặp là cừ thép largen, cừ bê tông, cừ gỗ (ít dùng) tùy quy mô công trình và chi phí dự toán mà đơn vị xây dựng sẽ có những lựa chọn phù hợp.

» Xem thêm: Dầm là gì? Chức năng của dầm là gì trong xây dựng nhà ở

Ép cừ để làm gì?

Ép cừ mục đích là để gia cố bảo vệ nền móng của ngôi nhà được vững chắc. Đối với nhà cao tầng ép cừ giúp cho móng được ép chặt với đất, tránh làm đất trôi đi và không lo bị sụt lún khi xây dựng. Nhờ ép cừ mà móng được giữ chặt không lo xê dịch hay bị xiêng xẹo trong giá trình thi công.

» Tìm hiểu: Móng băng 1 phương móng băng 2 phương là gì? Bản vẽ chi tiết

Để ép chặt móng với đất

Khi ép cừ móng sẽ được gắn chật hơn với đất do đó mà giữ được sự ổn định của hố móng. Đảm bảo cho quá trình thi công an toàn.

Giữ đất không lo sụt lún

Vì có thể giữ chặt đất với móng nên ép cừ sẽ cố định được đất ở khu vực thi công. Nhờ đó mà không bị tình trạng sụt lún dù ở khu vực gần sông, kênh hay nền đất yếu.

Ép cừ để làm gì?
Ép cừ giữ đất không bị sụt lún

Ngăn chặn nước vào khu vực thi công

Ở những khu vực xây dựng gần sông, kênh, nước ngầm thì móng rất dễ bị ngấm nước ảnh hưởng đến công trình thi công. Ép cừ giúp cho công trình hạn chế hiệu quả việc bị ngấm nước từ bên ngoài.

Tăng độ bền công trình

Nhờ vào việc giữ móng chặt, ổn định đất nên ép cừ giúp cho công trình được ổn định và có độ bền cao. Sau thời gian dài sử dụng sẽ không bị các tình trạng nghiêng vẹo.

Các biện pháp ép cừ phổ biến hiện nay

Phổ biến nhất hiện nay khi thi công ép cừ các nhà thầu thường chọn biện pháp ép tĩnh hoặc dùng búa rung,búa diesel, thủ công . Khi thực hiện đúng ký thuật cừ sẽ rất chắc chắn và đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thu công.

Biện pháp ép tĩnh

Thi công ép cừ bằng máy ép tĩnh giúp cho cừ được ép chính xác đến điểm cần và cũng ít gây tiếng ồn nên được dùng khá phổ biến. Các bước ép tĩnh gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu cọc cờ, máy ép, cẩu lốp.
Chuẩn bị vật liệu thi công ép cừ
Chuẩn bị vật liệu thi công ép cừ
  • Bước 2:  Dùng máy ép tĩnh để đưa cọc đến độ sâu quy định. Thực hiện từ từ từng cọc cho đến khi đạt độ ổn định và vây quanh 4 bên công trình
Ép cọc máy tĩnh
Ép cọc đến đúng độ sâu quy định

Biện pháp dùng búa rung

Dùng búa rung để cắm cừ sâu xuống lòng đất là biện pháp rất nhanh chóng và chi phí thấp nên cũng được tin chọn. Tuy vậy biện pháp này thường phát ra tiếng ồn và gây rung lắc đến các công trình lân cận nên cần phải suy tính cẩn thận khi thực hiện.

Biện pháp dùng búa rung rất đơn giản chỉ cần thực hiện các bước sau

  • Bước 1:Chuẩn bị vật liệu gồm cọc, búa rung, máy phát điện
  • Bước 2: Dùng móc cẩu phụ của cần trục đưa ép cọc cừ vào vị trí và kẹp cọc bằng  cẩu chính của cần trục cẩu búa rung
  • Bước 3: Cân chỉnh đúng vị trí theo chiều thẳng đứng và rung cọc theo yêu cầu chiều sâu của thiết kế.

» Bạn có biết: 1m2 tường 10 bao nhiêu viên gạch 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ

Biện pháp dùng búa diesel

Đây là biện pháp dùng cơ chế rơi tự do của búa để tạo lực và đóng cừ xuống theo phương pháp truyền thống hiện dùng nhiều ở công trình quy mô lớn nhưng không được dùng nhiều ở công trình dân dụng. Nguyên nhân là do nó gây ra chấn động mạnh cũng không phù hợp với đất mềm, yếu.

Ép cừ thủ công

Ép cừ thủ công là phương pháp dùng các vật dụng có sức nặng hoặc sức của con người để đóng ép cừ xuống. Biện pháp này hiện không còn được sử dụng nhiều nữa vì khó để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.

Những lưu ý khi thi công ép cừ

  • Chọn lựa vật liệu cẩn thận cho việc ép cừ bao gồm cả cừ và các máy móc liên quan. Tránh vật liệu kém thi công gặp lỗi hoặc ảnh hưởng an toàn lao động.
  • Khi thi công ép cừ ở đô thị gần dân cư cần phải có giấy phép nên gia chủ, nhà thầu cần đảm bảo các yêu cầu về pháp luật.
  • Chọn lựa đơn vị thi công thô uy tín và nhiều kinh nghiệm để đồng hành cùng bạn trong việc xây dựng nhà từ công đoạn làm móng, ép cừ.
KASAI ép cọc
KASAI đơn vị thiết kế và xây dựng 10 năm kinh nghiệm đáng tin tưởng

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về thi công ép cừ

Có bắt buộc phải ép cừ không?

Thực tế ép cừ không bắt buộc nhưng rất cần thiết và quan trọng ở các công trình có nền đất yếu, gần sông, kênh. Gia chủ muốn đảm bảo an toàn, chất lượng, độ bền công trình thì nên ép cừ

Thời gian ép cừ mất bao lâu?

Thông thường thời gian ép cừ chỉ mất từ 1 – 3 ngày mà thôi. Và tùy thuộc vào đơn vị thi công và thợ kinh nghiệm mà sẽ có sự thay đổi

Kết luận

Ép cừ là gì chính là ép ván thép cọc vào nền móng công trình nhằm giúp cho móng vững chắc, công trình tuổi thọ cao. Những ngôi nhà có nền đất yếu rất nên làm ép cừ hoặc có thể thông qua sự tư vấn của chủ thầu mà có quyết định ép cừ hay không.

KASAI công ty thiết kế và xây dựng uy tín 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng khách hàng trên mọi miền tổ quốc trên hành trình xây dựng tổ ấm.

Thông tin liên hệ và báo giá

Địa chỉ chi nhánh:

  1. Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  2. Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
  3. Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  4. Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
  5. Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
  6. Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
  7. Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
  8. Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
  9. Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
  10. Quảng Bình: Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
  11. Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
  12. Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1
Contact