Bản vẽ móng băng 1 phương, 2 phương và cấu tạo, cách làm

Bản vẽ móng băng 1 phương, 2 phương sẽ có sự khác nhau giữa các công trình tùy theo quy mô dự án, kết cấu…Tuy vậy cấu trúc móng băng và cách làm móng băng đều có quy định chung. Để hiểu rõ về móng băng và xem chi tiết bản vẽ cùng theo dõi nội dung ngay sau đây của kasai.com.vn nhé!

Bản vẽ móng băng là gì?
Bản vẽ móng băng 1 phương, 2 phương khác nhau thế nào

Móng băng là gì?

Móng băng là loại móng nông được thiết kế để chịu trọng tải hoặc đỡ hàng tường cột trong quá trình thi công. Móng băng thường có dạng dải dài hoặc chữ thập hoặc đơn lập. Khi sử dụng móng băng công trình sẽ được chắc chắn hơn nhờ sự giảm áp lực đáy móng của móng băng, ngoài ra ở các nhà phố/ biệt thự có gara thì móng băng có thể tạo tường hầm. Chính những điều này đã giúp cho móng băng ngày càng trở nên phổ biến hơn trên công trình xây dựng.

Móng băng là gì?
Móng băng là gì?

Móng băng 1 phương là gì? Móng băng 2 phương là gì?

Theo phân loại kết cấu thì móng băng có 2 loại là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương. Cụ thể :

  • Móng băng 1 phương là loại móng thiết kế để chịu lực theo 1 phuong duy nhất có thể là chiều ngang hoặc là chiều dọc theo cấu trúc công trình.
  • Móng băng 2 phương là moại móng thiết kế để chịu nhiều lực theo nhiều phương khác nhau. Có hình dạng như ô bàn cờ.

Cùng xem bảng so sánh móng băng 1 phương và 2 phương dưới đây để thấy sự khác nhau của 2 móng này

Loại móng Móng băng 1 phương  Móng băng 2 phương
Hướng chịu lực Chịu lực theo 1 phương thường là phương ngắn. Thường dùng cho công trình có chiều rộng nhỏ, chiều dài nhỏ, đất nền chịu lực tốt Chịu theo 2 phương là phương ngắn và phương dài. Thường được dùng cho công trình chiều rộng, chiều dài lớn hoặc đất nền chịu lực kém
Cách bố trí  Bố trí song song với nhau, cách nhau 1 khoảng nhất định Bố trí thành một lưới ô cờ, các dải móng chạy song song theo cả 2 phương
Lượng vật liệu Ít Nhiều hơn
Chi phí Ít Nhiều hơn
Kích thước Nhỏ To hơn

Việc lựa chọn sử dụng móng băng 1 phương hay móng băng 2 phương sẽ phụ thuộc vào công trình có chiều dài, rộng như thế nào, đất có chịu lực tốt hay không. Điều này cần được các kiến trúc sư nghiên cứu kỹ lưỡng mới đưa ra quyết định.

» Xem thêm: Dầm Console là gì? Cấu tạo, cách tính

Kết cấu móng băng 1 phương, 2 phương như thế nào?

Cả móng băng 1 phương và móng băng 2 phương đều có kết cấu chính là

  • Lớp bê tông lót: Nhằm giúp bảo vệ lớp thép khỏi môi trường
  • Lớp dầm móng: Nhằm truyền lực từ cột xuống nền đất
  • Lớp bản móng: Nhằm phân bố đều trọng lực

Mỗi công trình sẽ có những thông số cấu tạo móng băng khác nhau. Dưới đây là một thông số thường gặp

Cấu tạo Thông số
Độ dày của lớp lót bê tông 100 mm
Kích thước bảng móng phổ biến (900-1200) x 350 (mm)
Kích thước dầm móng phổ biến 300 x (500-700) (mm)
Thép bản móng Φ12a150
Thép dầm móng Thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150
Chiều sâu của móng băng Đối với nhà 2 tầng, chiều sâu móng băng thường dao động từ 0.8m đến 1.2m, trong khi đối với nhà 3 tầng, chiều sâu này có thể lên đến 1.5m hoặc hơn.
Móng băng 1 phương và móng băng 2 phương
Hình ảnh móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

Ưu nhược điểm của móng băng nên biết

Cũng như móng cọc, móng đơn thì móng băng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình để nhà thầu cân nhấc có nên chọn lựa cho công trình của mình không.

Về ưu điểm

Nhắc đến ưu điểm của móng băng không thể không nói đến việc nó giúp cho công trình xây dựng thi công đơn giản và nhanh chóng. Nhờ có kết cấu đơn giản và không có những yêu cầu thi công cao nên mọi công nhân đều có thể thực hiện không cần chuyên gia.

Ngoài ra, hiện nay chi phí thi công móng băng thấp hơn với nhiều loại móng khác nên giúp cho gia chủ tiết kiệm được nhiều hơn. Móng băng cũng giúp cho công trình an toàn cứng cáp hơn giảm các nguy cơ bị sụt lún.

Về nhược điểm

Nhiều chuyên gia cho rằng móng băng đang có sức chịu tải thấp và không phù hợp cho các công trình nhà cao tầng hay nhà xưởng chỉ phù hợp cho nhà nhỏ mà thôi. Ngoài ra, nó chỉ dùng được ở những công trình có nền đất tốt, chịu tải cao và dễ bị ảnh hưởng bởi nước.

Cách làm móng băng đúng kỹ thuật nhất

Để làm móng băng đạt hiệu quả cao thì thợ thi công cần đúng kỹ thuật. Dưới đây là quy trình thi công thường gặp cùng tham khảo ngay nhé!

  • Giải phóng và san lấp mặt bằng: Đầu tiên cần thực hiện san phẳng mặt bằng cần thực hiện làm móng băng và chuẩn bị tất cả vật liệu, máy móc tập kết lại đầy đủ. Sau đó thực hiện làm sạch mặt bằng.
  • Chuẩn bị vật liệu: Tập kết các vật liệu cần thiết như thép, cát, đá, xi măng, cốt pha, máy đào, máy dầm, máy trộn bê tông, cưa, búa, đinh.
  • Đào hố móng: Thực hiện cắm mốc để đảo bảo vị trí chính xác sau đó đào hố và làm phẳng mặt hố.
  • Bố trí thép móng măng: Thép móng băng cần được bố trí theo 1 phương hoặ 2 phương như bản vẽ móng băng đã có. Thông thường cần phải đặt bản kê lên trên lớp bê tông lót dày 10cm hoặc lót gạch trên nền và dùng dây thép, dây buộc để liên kết các thanh thép.
  • Ghép cốt pha: Lựa chọn các ốt pha bằng phẳng cứng áp và kết nối chặn với nhau, dùng ốt vít để tăng độ kết dính.
  • Đổ bê tông móng băng: Sau khi cốt pha được lắp đặt ổn định tiến hành trộn bê tông và đổ bê tông vào khung đó. Nên thực hiện đúng nguyên tắc đổ móng băng từ xa đến gần để đảm bảo kỹ thuật thi công.
Đổ bê tông móng băng
Đổ bê tông móng băng (ảnh sưu tầm)

» Tìm hiểu: Đà kiềng là gì? khác gì với giằng móng

Tham khảo bản vẽ móng băng 1 phương, 2 phương của các loại nhà phổ biến hiện nay

Cùng xem ngay bản vẽ móng băng 1 phương, 2 phường bên dưới để xem kết cấu cũng như mặt cắt móng băng như thế nào nhé!

Bản vẽ móng băng 1 phương

Móng băng 1 phương có bản vẽ đơn giản hơn móng băng 2 phương. Tùy công trình sẽ có những số đo khác nhau.

Bản vẽ móng băng 1 phương
Bản vẽ móng băng 1 phương

Bản vẽ móng băng 2 phương

Móng băng 2 phương có nhiều chi tiết số liệu hơn so với móng băng 1 phương. Thường các nhà cấp 4, nhà phố 2 tầng, 3 tầng sẽ dùng móng băng 2 phương.

Bản vẽ móng băng nhà cấp 4
Bản vẽ móng băng nhà cấp 4
Bản vẽ móng băng 2 phương
Bản vẽ móng băng móng băng nhà 3 tầng

*** Thiết kế móng băng tùy công trình sẽ có sự thay đổi khác nhau. Móng băng nhà phố sẽ khác với móng băng biệt thự do nhiều yếu tố khác nhau.

Phân biệt móng cọc, móng đơn, móng băng

  • Móng đơn là loại móng nằm riêng lẻ hình vuông, chữ nhậtt, tròn thường đỡ một cột hoặc 1 cụm các cột đứng gần nhau. Móng đơn thường được sử dụng cho các cột nhà, cột điện.
  • Móng băng là loại móng nông có dạng dải dài đứng độc lập hoặc giao nhau để đỡ tường hàng cột. Móng băng thường được dùng trong xây dựng móng để tạo độ lún và thi công nhanh.
  • Móng cọc là loại móng có cọc, đài cọc nằm gần móng để chịu tải lực cho móng.
  • Móng bè và móng băng khác nhau, móng bè là loại móng trải khắp mặt công trình thường sử dụng cho các công trình đất sụt lún.

Bản vẽ móng băng trên đây hi vọng đã giúp bạn biết được chi tiết về móng băng và quyết định chọn lựa loại móng 1 phương hay 2 phương cho công trình của mình nhé. Nếu đang cần tìm đơn vị thiết kế và thi công uy tín đừng chần chừ liên hệ với KASAI ngay hôm nay để được tư vấn rõ hơn.

Thông tin liên hệ và báo giá

Địa chỉ chi nhánh:

  1. Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  2. Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
  3. Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  4. Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
  5. Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
  6. Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
  7. Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
  8. Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
  9. Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
  10. Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
  11. Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
  12. Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1
Contact