Bản vẽ giằng tường và những điều chưa ai nói với bạn về giằng tường

Bản vẽ giằng tường sẽ cho thấy chi tiết vị trí cũng như kết cấu công trình vì vậy mà cực kỳ quan trọng. Nếu muốn xem chi tiết bản vẽ giằng tường cũng như hiểu rõ hơn về giằng tường hãy cùng làm rõ ngay sau đây với KASAI. Mọi điều về giằng tường đều sẽ được bật mí trong bài viết này.

Giằng tường là gì?
Giằng tường là gì? bản vẽ giằng tường ra sao?

Giằng tường là gì?

Giằng tường được hiểu là một phương pháp để kết nối tường với phần sàn trên nó trước khi đổ bê tông. Giằng tường thường gặp có kết cấu theo phương ngang và được tạo thành từ bê tông, cốt thép. Giằng tường trong tiéng anh là gì gọi là wall bracing.

Xem hình ảnh sau đây bạn sẽ biết giằng tường là gì và ra sao?

Giằng tường ở đâu?
Vị trí giằng tường nằm ngay giữa 2 tầng

Giằng tường có tác dụng gì?

  • Giằng tường làm bằng bê tông cốt thép nên rất cứng cáp giúp chịu lực cho tường và sàn tầng trên. Làm cho công trình thêm vững chắc và ổn định
  • Với các ngôi nhà có nhiều tầng giằng tường giúp liên kết các đỉnh tường của trần nhà, chịu lực cho các loại trọng tải ngang
  • Tăng cường độ cứng, ổn định và chống biến dạng cho sàn nhà.
  • Tác dụng của giằng tường cực hiệu quả với những công trình có đất lún, sụt đảm bảo cho công trình được cứng cáp, vững chắc hơn.

» Tìm hiểu thêm: Giằng móng là gì?

Bản vẽ giằng tường chi tiết nhất

Cùng xem bản vẽ giằng tường trong các công trình thường gặp dưới đây để hình dung rõ hơn về vị trí của nó và ảnh hưởng trong công trình.

Bản vẽ giằng tường
Bản vẽ giằng tường
Bản vẽ giằng tường trong kết cấu nhà
Giằng tường trong kết cầu nhà
Bản vẽ giằng tường nhà 3 tầng
Chi tiết giằng tường

» Xem thêm: Bản vẽ móng băng hiện nay như thế nào?

Những điều chưa ai nói với bạn về giằng tường

Để hiểu rõ hơn về giằng tường là gì KASAI sẽ thông tin đến bạn những vấn đề liên quan khi thi công, sử dụng giằng tường ngay sau đây:

Cấu tạo giằng tường

Giằng tường được làm từ cốt thép và bê tông. Thường được tạo khuông rồi để bê tông vào vì vậy mà luôn chắc chắn và vững chãi.

Tiêu chuẩn bố trí giằng tường 

  • Đảm bảo chiều dài: Khi thiết kế giằng tường cần thiết kế chiều dài tương đương với chiều dài của tường. Khoảng cách giằng tường tùy công trình quy định.
  • Đảm bảo độ dày: Độ dày của tường cần đảm bảo chắc chắn và ổn định để nâng đỡ được phần phía trên và chịu được các tác động bên ngoài.
  • Sử dụng vật liệu chất lượng: Vật dụng cốt thép, bê tông cần chọn loại tốt nhất để đảm bảo chất lượng giằng tường.
  • Kỹ thuật lắp đúng cách: Cần có nhân công tay nghề cao để lặp đặt giằng tường đúng cách, đảm bảo sự chính xác.

Tiêu chuẩn về bổ trụ giằng tường

Quy định về giằng tưởng có những tiêu chuẩn nhất định khi bổ trụ. Cụ thể:

  • Bổ trụ phải nằm trong khoảng L = 1 – 2H
  • Bố trí thêm 1/2 viên gạch ở phần trụ cột nếu phần cột được xây ở giữa.
  • Bố trí liên kết bằng 1/2 viên gạch ở phần giao nhau giữa 2 bức tường
  • Bố trí 1/4 viên gạch ở phần giao với Block

Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường?

Tường cao bao nhiêu phải có giằng? Trong thi công thực tế các kiến trúc sư thường sẽ đo tường có chiều cao 3m đến 4m thì sẽ làm giằng tường để bảo bảo tính ổn định cho công trình. Đối với những công trình đất sụt lún thì có thể chiều cao thấp hơn tùy tình hình thực tế của công trình.

Về số lượng giằng tường hiện không có quy định cụ thể mà tùy mỗi công trình các kỹ sư sẽ có những tính toán khác nhau để đảm bảo sự cứng cáp của công trình và mức giá thi công. Bởi hiện nay giằng tường có thể chiếm đến 40% vật liệu làm tường.

Cách đổ giằng tường đúng kỹ thuật nhất nên biết

Để đổ giằng tường một cách hiệu quả và chính xác cùng xem ngay kỹ thuậ tthi công giằng tường ngay sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị khuôn thép thi công

Ở bước này các nhân công cần buộc thép thành khung và lắp vào vị trí sau đó tiến hành gia công lắp dựng cốt thép, cốt dọc, cốt đai và buộc thành khung lắp vào vị trí

  • Bước 2: Gia công ván dựng

Tiến hành đóng ván khuôn thành hộp và lắp vào vị trí cố định bằng thanh gỗ. Trộn bê tông và đổ lên khuôn đồng thời dẫm kỹ bằng đầm dùi

  • Bước 3: Thi công thép

Bước này là bước cực quan trọng nhân công cần kiên kết các thanh thép thành một khung cốt thép.

  • Bước 4: Đặt cốt thép và khuôn

Tiến hành đặt cốt thép vào khuôn đã có và đổ bê tông lên là xong phần giằng tường

Cách đổ giằng tường
Cách đổ giằng tường
  • Bước 5: Để 1 ngày và kiểm tra lại

Che chắn cẩn thận cho phần giằng tường, sau 1 ngày bê tông khô thì kiểm tra lại.

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về giằng tường

Giằng tường nằm ở đâu?

Giằng tường hiện nay có thể nằm ở giữa 2 sàn tầng, ở đỉnh tường.

Giằng đỉnh tưởng có tác dụng gì?

Giằng đỉnh tường mục đích là để chịu lực cho tường và sàn, đồng thời để liên kết đỉnh tường với sàn.

Giằng tường cao bao nhiêu?

Kích thước giằng tường theo quy định thì giằng tường có chiều cao (tức độ dày) tầm 7-14cm còn chiều dài sẽ bằng với tường nhà.

Nhà cấp 4 có cần giằng tường không?

Nhà cấp 4 muốn vững, chắc cũng cần phải dùng giằng tường. Thông thường giằng tường nhà cấp 4 sẽ theo quy tắc tường đơn cao quá 2,5m thì cần đổ giằng tường để đảm bảo công trình được ổn định và cứng cáp.

Không giằng tường có sao không?

Nếu không làm giằng tường thì sàn tầng trên sẽ không được trợ lực nên sẽ phân bố không đều lực lên tường điều này nhất thời không sao nhưng về lâu dài thì tường không chịu được lực sẽ bị nứt. Rất nguy hiểm khi sống trong căn nhà không ổn định như vậy.

Phân biệt giằng tường và lanh tô

Giằng tường là bộ phận được làm từ bê tông cốt thép đặt ở đỉnh tường, dưới sàn trước khi đổ bê tông và nằm theo phương ngang. Còn lanh tô là một bộ phận của dầm nằm trên các phần có lỗ như cửa. Thông thường giằng tường có chi phí cao hơn lanh tô khá nhiều.

Kết luận

Bản vẽ giằng tường trên đây hi vọng đã giúp bạn nắm rõ về vị trí, kết cấu và tác dụng của nó. Hãy nhanh chóng sử dụng công trình của bạn để đạt được sự ổn định tuyệt đối. Nếu cần tư vấn thêm về thiết kế và xây dựng nhà cửa hãy liên hệ ngay với công ty TNHH tư vấn thiết kế KASAI nhé!

Thông tin liên hệ và báo giá

Địa chỉ chi nhánh:

  1. Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  2. Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
  3. Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  4. Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
  5. Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
  6. Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
  7. Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
  8. Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
  9. Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
  10. Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
  11. Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
  12. Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1
Contact