Nội dung

Tầng trệt là gì?
Tầng trệt chính là tầng đầu tiên của một căn nhà có 2 tầng trở lên hay còn gọi là tầng 1. Tại vị trí tầng trệt sẽ là nơi sinh hoạt chính của gia đình, bố trí các công năng phòng khách, phòng bếp, phòng ăn. Nếu nhà có nhiều tầng thì tầng trệt còn có thể làm gara, để xe, làm kho. Ở một số công trình lớn dưới tầng trệt còn có tầng hầm.
Tầng trệt có phải là tầng 1 không?
Chính xác thì tầng trệt chính là tầng 1. Tuy nhiên, theo cách gọi của các miền ở Việt Nam thì nó còn có ý nghĩa khác nhau.
- Đối với miền Bắc tầng trệt là tầng 1 còn tầng trên nó gọi là tầng 2. Ví dụ nhà 3 tầng thì sẽ gọi là tầng trệt, tầng 2, tầng 3.
- Đối với miền Nam tầng trệt gọi là tầng trệt hay lầu trệt, tầng trên nó gọi là lầu 1. Ví dụ nhà 3 tầng sẽ gọi là lầu trệt, tầng 1, tầng 2.

Phân biệt tầng trệt, lầu trệt, tầng lửng
Nếu bạn đang còn phân vân khó hiểu giữa tên gọi tầng trệt, tầng lầu, gác lửng hãy cùng làm rõ ngay sau đây với KASAI.
Tầng trệt và lầu
Thực tế tầng và lầu là 2 tên gọi giống nhau đều chỉ các mức cao khác nhau trong một công trình được phân chia bởi sàn nhà. Tuy nhiên miền Bắc thường hay gọi là tầng trệt và miền Nam hay gọi là lầu trệt chỉ có sự khác biệt về vùng miền mà thôi.
Ngoài ra, nếu gọi tầng trệt là tầng 1 thì các tầng trên nó sẽ gọi là tầng 2, tầng 3. Còn nếu gọi tầng trệt là lầu thì sẽ có vị trí lầu là trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3.
Tầng trệt và tầng lửng
Tầng trệt và gác lửng là 2 khái niệm và vị trí khác nhau trong căn nhà vì vậy mà tầng trệt có phải là tầng không? Câu trả lời là không. Sự khác nhau giữu tầng trệt và tầng lửng như sau:
- Khái niệm: Nếu tầng trệt là tầng đầu tiên trong căn nhà có từ 2 mặt sàn trở lên thì tầng lửng là khu vực gác lửng giữa các tầng, nó không được tính là 1 tầng và có diện tích nhỏ hơn các tầng trong nhà.
- Vị trí: Tầng trệt nằm vị trí đầu tiên trong căn nhà từ dưới tính lên, còn tầng lửng nằm giữa 2 tầng.
- Diện tích: Tầng trệt có diện tích lớn có thể bằng diện tích đất, chiều cao có thể đến 7m. Tầng lửng có diện tích nhỏ chiều cao trung bình 2,2 đến 2,5m.
- Công năng: Tầng trệt là tầng 1 nên cũng là nơi sinh hoạt chính của gia đình, khu vực bố trí các phòng khách, phòng ăn, phòng bếp. Tầng lửng là nơi thường được thiết kế làm phòng thờ, phòng ngủ, phòng đọc sách, kho chứa đồ…Với không gian riêng tư cho gia chủ nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng cũng như diện tích nhà.
Chi tiết cấu tạo, chiều cao, bản vẽ mặt bằng tầng trệt
Để hiểu rõ hơn về tầng trệt hãy cùng tìm KASAI theo dõi nội dung sau đây.
Chiều cao sàn tầng trệt, chiều rộng
Tầng trệt cao bao nhiêu? Chiều cao của tầng trệt sẽ phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế, lộ giới công trình. Theo đó, chiều cao thường gặp là:
- Chiều rộng của lộ giới trên 20 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7 m.
- Chiều rộng của lộ giới từ 7-12 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8 m.
- Chiều rộng của lộ ít hơn 3,5 m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8 m.
Thông thường tầng trệt sẽ có chiều cao từ 3,6 đến 4,5m tùy điều kiện, thiết kế của từng ngôi nhà. Gia chủ cần cùng kiến trúc sư nghiên cứu kỹ lưỡng chiều cao để có được một con số chính xác. Bởi chiều cao tầng trệt sẽ ảnh hưởng đến cả toàn bộ gôi nhà cũng như viẹc đón những luồng khí tốt vào nhà.
Đối với chiều rộng tầng trệt thông thường sẽ bằng với diện tích đất của gia chủ xây dựng để tận dụng tối đa độ rộng thoải mái cho việc bố trí các công năng.
Bản vẽ mặt bằng tầng triệt
Khảo một số bản vẽ mặt bằng tầng trệt ngay dưới đây để có thêm ý tưởng cho tầng trệt nhà bạn nhé!





Các công năng thường được bố trí ở tầng trệt
Trong một công trình nhà ở công năng thường được bố trí ở tầng trệt bao gồm:
- Phòng khách: Không gian tiếp đón khách cũng như sinh hoạt của gia đình, bố trí bàn ghế sofa, tivi.
- Phòng bếp: Khu vực nấu ăn cho gia đình, xung quanh có thể bố trí thêm tiểu cảnh, cây cảnh
- Phòng ăn: Khu vực gia đình quây quần bên mâm cơm với các bộ bàn ghế phong cách hòa hợp với tổng thể nhà
- Phòng tắm/WC: Diện tích nhà rộng sẽ được bố trí thêm phòng WC ở phía sau phòng ăn
- Phòng ngủ: Có hoặc không có tùy vào diện tích nhà cũng như ý muốn của gia chủ
Đối với các công trình lớn như chung cư, trung tâm thương mại thì tầng trệt sẽ có các công năng gồm:
- Lối vào sảnh: Khu vực tiếp đón khách thường rộng rãi bố trí thêm bàn ghế hoặc cây cảnh, khu vực trang trí check in
- Quầy tiếp tân: Khu vực đón khách
- Khu vực thương mại: Các shophouse, cửa hàng, quán cà phê.
- Khu vực chờ: Phòng thiết kế cho việc chờ đợi lúc gặp nhân viên hoặc người quen.
- Phòng họp: Ở nhiều trung tâm thương mại, khách sạn thì tầng trệt có thể bố trí thêm phòng họp lớp
Chiêm ngưỡng các mẫu tầng trệt đẹp mê mẩn






Câu hỏi thường gặp về tầng trệt
Tầng trệt là ở đâu?
Tầng trệt là tầng nằm trên mặt đất và nằm đầu tiên trong công trình.
Tầng trệt tiếng Anh là gì? tTầng trệt tiếng Trung là gì?
Tầng trệt tiếng anh gọi là ground floor được hiểu là một tầng nằm ngay sát trên mặt đất và không được đánh số. Tầng trệt tiếng Trung gọi là 一楼 tức lầu 1
Tầng trệt khác gì tầng 1?
Tầng trệt không khác gì với tầng 1 nó chính là tầng 1 chỉ là tên gọi khác nhau giữa các vùng miền mà thôi.
Tại sao gọi là tầng trệt
Tầg là mặt phẳng nằm ngang và chia không gian thành từng phần khác nhau về độ cao còn trệt có nghĩa là dưới cùng sát đất. Gọi tầng trệt là theo đúng vị trí của nó trong công trình.
Chiều cao tầng trệt nhà phố là bao nhiêu?
Tầng trệt nhà phố thường có chiều cao từ 3,6 đến 3,9m
Kết luận
Tầng trệt là tầng gì KASAI đã giúp bạn làm rõ trong nội dung trên đây hi vọng bạn đã có thể giải đáp những thắc mắc của mình. Nếu cầu tư vấn xây dựng nhà có tầng trệt đẹp, hiện đại đừng chần chừ liên hệ công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KASAI ngay nhé!
Thông tin liên hệ và báo giá
- Liên hệ : Số điện thoại:0931393270 – 0972903570
- FACEBOOK: https://www.facebook.com/Ceoluuhonglam/
- FANFAGE: https://www.facebook.com/xaydungkasai
- WEBSITE: https://kasai.com.vn/ – https://thietkenhakasai.com/
- ZALO: 0931393270 – 0972903570
Địa chỉ chi nhánh:
- Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
- Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
- Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
- Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
- Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
- Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
- Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
- Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
- Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
- Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1