Ngũ hành tương sinh – Giải đáp 1000 câu hỏi thường gặp

Ngũ hành tương sinh là một khái niệm rất rộng và bao hàm tất cả cuộc sống của chúng ta. Theo quan niệm của người Á Đông thì ngũ hành tương sinh có thể ảnh hưởng từ tính cách, mọi chuyện xui rủi, may mắn đến công việc, tình duyên, thành công hay thấ bại của mỗi người. Chính vì vậy mà ai cũng nên hiểu rõ về ngũ hành tương sinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ để tìm cách ứng dụng nó vào cuộc đời của mình một cách một tốt đẹp, thay đổi số phận, luôn may mắn hanh thông. Trong bài viết này hãy cùng KASAI giải đáp các câu hỏi xung quanh ngũ hành tương sinh nhé!

Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh là gì?

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành chính là 5 yếu tố KIM – kim loại, MỘC – cây cối, THỦY – nước, HỎA – lửa, THỔ – đất 5 yếu tố này tạo thành 5 hành trong mệnh của con người gọi là ngũ hành. Theo quan niệm xưa thì các yếu tố này có sự tương sinh, tương khác lẫn nhau ảnh hưởng đến cuộc sống con người.

Ngũ hành có ý nghĩa gì? Có đúng không?

Theo triết học cổ Trung Quốc ngũ hành không chỉ là những hành vi vô tri mà nó có sự vận động tác động lẫn nhau.

  • KIM: Đại diện cho sự cứng cáp, ổn định, có tính chất thu lại.
  • MỘC: Biểu trưng cho sự sống sót và phát triển, có tính động.
  • THỦY: Thể hiện sự sống, có tính tàng chứa.
  • HỎA: Thể hiện năng lượng và sức nóng.
  • THỔ: thể hiện nền tảng vững chắc, có tính sinh sản

5 mệnh ngũ hành này vận hành theo 2 chiều khác nhau một là tạo nên sự sinh trưởng và hai là tạo ra sự lụi tàn hủy diệt. Vì vậy mà con người cần phải biết ứng dụng chúng trong cuộc sống tận dụng sự sinh trưởng và hạn chế sự hủy diệt.

Ngũ hành có 3 đặc tính quan trọng là biển đổi, luân chuyển và lưu hành.

  • Biến đổi: Các yếu tố trong ngũ hành sẽ biến đổi từ dạng này sang dáng khác để tồn tại hoặc biến mất. Ví dụ như Mộc cháy thành tro hóa vào đất, Kim bị đun nóng sẽ hóa lỏng
  • Luân chuyển: Mọi vật để sẽ có sự chuyển hóa, phát triển từ dạng này qua dạng khác.
  • Lưu hành: Các yếu tó ngũ hành luôn chuyển động trong cuộc sống đất, nước, kim loại, lửa, cây cối luôn hữu hiện trong cuộc sống.

Ngũ hành có đúng không? Điều này dựa theo quan niệm và niềm tin của mọi người về phong thủy. Ngày nay ngũ hành được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ việc xem tử vi, thiên văn, địa lý, văn hóa, xem nhân tướng, kinh dịch, bói toán… điều này cho thấy ngũ hành rất được tin tưởng.

Ngũ hành tương sinh là gì? Tương sinh là tốt hay xấu?

Ngũ hành tương sinh là một trong những điều quan trọng nhất trong thuyết ngũ hành, tương sinh có nghĩa tương trợ và cùng phát triển. Do đó ngũ hành tương sinh là 5 hành hỗ trợ nhau cùng phát triển. Theo quy luật tương sinh thì các hành đứng trước mẹ, hành đứng sau là con cụ thể:

  • Kim sinh Thủy: Kim loại nung chảy trở thành nước.
  • Thủy sinh Mộc: Nước nuôi dưỡng cây cối phát triển.
  • Mộc sinh Hỏa: Gỗ cháy sinh ra lửa.
  • Hỏa sinh Thổ là sao? : Lửa cháy hết thành tro.
  • Thổ sinh Kim: Trong đất ẩn chứa nhiều khoáng sản kim loại.
Ngũ hành tương sinh là gì?
Ngũ hành tương sinh là các hành tương trợ nhau cùng phát triển

Tương sinh là tốt hay xấu câu trả lời là TỐT. Ngũ hành tương sinh sẽ giúp cho hai mệnh được tương trợ nhau gặp nhiều may mắn, thành công cùng phát triển.

Ngũ hành tương khắc là gì? Tương khắc là tốt hay xấu?

Đi song hành cùng ngũ hành tương sinh chính là ngũ hành tương khắc. Đây chính là các hành khắc nhau, không hợp nhau, có thẻ gây hại cho nhau, cản trở sự phát triển của nhau. Trong ngũ hành tương khắc thì các hành khắc nhau là:

  • Kim khắc Mộc: Kim loại có thể chặt đổ cây cối gây ra sự chết chóc.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập lửa đang cháy.
  • Hỏa khắc Kim: Lửa có thể khiến kim loại bị nung chảy.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối lấy đi chất dinh dưỡng của đất.
  • Thổ khắc Thủy: Đất sẽ hút cạn nguồn nước để sinh sống.
Ngũ hành tương khắc
Ngũ hành tương khắc là các hành không hợp nhau sẽ gây bất lợi cho hành bị khắc

Tương khắc là tốt hay xấu? Câu trả lời là xấu. Ngũ hành tương khắc sẽ khiến cho mệnh bị khắc không thể phát triển tốt, gặp nhiều chuyện không may mắn.

5 mệnh tương sinh tương khắc cứ thể lặp đi lặp lại trong cuộc sống của con người không bao giờ dừng lại. Chừng nào vũ trụ còn tồn tại thì các mênh tương sinh tương khắc còn tồn tại.

Bảng tra ngũ hành tương sinh, tương khắc xem như thế nào?

Theo quy luật ngũ hành tương sinh thì mỗi một mệnh sẽ tương ứng với một số tuổi nhất định của con người. Và mỗi mệnh sẽ tương ứng với các cung khác nhau gồm:

  • Cung Đoái, Hoài: Thuộc hành Kim.
  • Cung Cấn, Khôn: Thuộc hành Thổ.
  • Cung Chấn, Tốn: Thuộc hành Mộc.
  • Cung Ly: Thuộc Hành Hỏa.

Bảng tra ngũ hành tương sinh sẽ có đầy đủ thông tin về ngũ hành theo tuổi, tương sinh, tương khắc dựa vào đó để xem tuổi làm ăn, xem hướng nhà khi thiết kế kiến trúc, xem màu sắc, xem tình duyên…. Đây cũng là bảng tra 12 con giáp tương sinh tương khắc mà bạn có thể theo dõi.

Bảng ngũ hành tương sinh tương khắc
Năm sinh Âm lịch Giải Nghĩa Ngũ hành Giải Nghĩa Mệnh nam Mệnh nữ
1930 Canh Ngọ Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ + Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1931 Tân Mùi Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ – Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Càn Kim Ly Hoả
1932 Nhâm Thân Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim + Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1933 Quý Dậu Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim – Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1934 Giáp Tuất Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa + Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1935 Ất Hợi Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa – Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1936 Bính Tý Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy + Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1937 Đinh Sửu Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy – Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Ly Hoả Càn Kim
1938 Mậu Dần Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ + Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Cấn Thổ Đoài Kim
1939 Kỷ Mão Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ – Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Đoài Kim Cấn Thổ
1940 Canh Thìn Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim + Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Càn Kim Ly Hoả
1941 Tân Tỵ Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim – Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1942 Nhâm Ngọ Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc + Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1943 Quý Mùi Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc – Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1944 Giáp Thân Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy + Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1945 Ất Dậu Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy – Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1946 Bính Tuất Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ + Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Ly Hoả Càn Kim
1947 Đinh Hợi Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ – Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
1948 Mậu Tý Thương Nội Chi Trư
(Chuột trong kho)
Hỏa + Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Đoài Kim Cấn Thổ
1949 Kỷ Sửu Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa – Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Càn Kim Ly Hoả
1950 Canh Dần Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc + Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1951 Tân Mão Ẩn Huyệt Chi Thố
(Thỏ trong hang)
Mộc – Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1952 Nhâm Thìn Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy + Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1953 Quý Tỵ Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy – Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1954 Giáp Ngọ Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim + Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1955 Ất Mùi Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim – Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Ly Hoả Càn Kim
1956 Bính Thân Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa + Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Cấn Thổ Đoài Kim
1957 Đinh Dậu Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa – Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Đoài Kim Cấn Thổ
1958 Mậu Tuất Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc + Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Càn Kim Ly Hoả
1959 Kỷ Hợi Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc – Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1960 Canh Tý Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ + Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1961 Tân Sửu Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ – Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1962 Nhâm Dần Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim + Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1963 Quý Mão Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim – Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1964 Giáp Thìn Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa + Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Ly Hoả Càn Kim
1965 Ất Tỵ Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa – Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Cấn Thổ Đoài Kim
1966 Bính Ngọ Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy + Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Đoài Kim Cấn Thổ
1967 Đinh Mùi Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy – Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Càn Kim Ly Hoả
1968 Mậu Thân Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ + Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1969 Kỷ Dậu Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ – Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1970 Canh Tuất Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim + Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1971 Tân Hợi Khuyên Dưỡng Chi Trư
(Lợn nuôi nhốt)
Kim – Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1972 Nhâm Tý Sơn Thượng Chi Thử
(Chuột trên núi)
Mộc + Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1973 Quý Sửu Lan Ngoại Chi Ngưu
(Trâu ngoài chuồng)
Mộc – Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Ly Hoả Càn Kim
1974 Giáp Dần Lập Định Chi Hổ
(Hổ tự lập)
Thủy + Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1975 Ất Mão Đắc Đạo Chi Thố
(Thỏ đắc đạo)
Thủy – Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Đoài Kim Cấn Thổ
1976 Bính Thìn Thiên Thượng Chi Long
(Rồng trên trời)
Thổ + Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Càn Kim Ly Hoả
1977 Đinh Tỵ Đầm Nội Chi Xà
(Rắn trong đầm)
Thổ – Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1978 Mậu Ngọ Cứu Nội Chi Mã
(Ngựa trong chuồng)
Hỏa + Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1979 Kỷ Mùi Thảo Dã Chi Dương
(Dê đồng cỏ)
Hỏa – Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1980 Canh Thân Thực Quả Chi Hầu
(Khỉ ăn hoa quả)
Mộc + Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1981 Tân Dậu Long Tàng Chi Kê
(Gà trong lồng)
Mộc – Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khảm Thuỷ Khôn Thổ
1982 Nhâm Tuất Cố Gia Chi Khuyển
(Chó về nhà)
Thủy + Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Ly Hoả Càn Kim
1983 Quý Hợi Lâm Hạ Chi Trư
(Lợn trong rừng)
Thủy – Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Cấn Thổ Đoài Kim
1984 Giáp Tý Ốc Thượng Chi Thử
(Chuột ở nóc nhà)
Kim + Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Đoài Kim Cấn Thổ
1985 Ất Sửu Hải Nội Chi Ngưu
(Trâu trong biển)
Kim – Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Càn Kim Ly Hoả
1986 Bính Dần Sơn Lâm Chi Hổ
(Hổ trong rừng)
Hỏa + Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1987 Đinh Mão Vọng Nguyệt Chi Thố
(Thỏ ngắm trăng)
Hỏa – Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1988 Mậu Thìn Thanh Ôn Chi Long
(Rồng ôn hoà)
Mộc + Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1989 Kỷ Tỵ Phúc Khí Chi Xà
(Rắn có phúc)
Mộc – Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1990 Canh Ngọ Thất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ + Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
1991 Tân Mùi Đắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ – Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Ly Hoả Càn Kim
1992 Nhâm Thân Thanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim + Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Cấn Thổ Đoài Kim
1993 Quý Dậu Lâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim – Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Đoài Kim Cấn Thổ
1994 Giáp Tuất Thủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa + Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Càn Kim Ly Hoả
1995 Ất Hợi Quá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa – Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
1996 Bính Tý Điền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy + Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
1997 Đinh Sửu Hồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy – Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Chấn Mộc Chấn Mộc
1998 Mậu Dần Quá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ + Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khôn Thổ Tốn Mộc
1999 Kỷ Mão Sơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ – Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2000 Canh Thìn Thứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim + Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Ly Hoả Càn Kim
2001 Tân Tỵ Đông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim – Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Cấn Thổ Đoài Kim
2002 Nhâm Ngọ Quân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc + Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Đoài Kim Cấn Thổ
2003 Quý Mùi Quần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc – Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Càn Kim Ly Hoả
2004 Giáp Thân Quá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy + Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2005 Ất Dậu Xướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy – Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2006 Bính Tuất Tự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ + Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2007 Đinh Hợi Quá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ – Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2008 Mậu Tý Thương Nội Chi Thư
(Chuột trong kho)
Hỏa + Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2009 Kỷ Sửu Lâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa – Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Ly Hoả Càn Kim
2010 Canh Dần Xuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc + Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Cấn Thổ Đoài Kim
2011 Tân Mão Ẩn HuyệtChi Thố
(Thỏ)
Mộc – Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Đoài Kim Cấn Thổ
2012 Nhâm Thìn Hành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy + Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Càn Kim Ly Hoả
2013 Quý Tỵ Thảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy – Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn Thổ Khảm Thuỷ
2014 Giáp Ngọ Vân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim + Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2015 Ất Mùi Kính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim – Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2016 Bính Thân Sơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa + Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2017 Đinh Dậu Độc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa – Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khảm Thuỷ Cấn Thổ
2018 Mậu Tuất Tiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc + Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Ly Hoả Càn Kim
2019 Kỷ Hợi Đạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc – Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Cấn Thổ Đoài Kim
2020 Canh Tý Lương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ + Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Đoài Kim Cấn Thổ
2021 Tân Sửu Lộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ – Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Càn Kim Ly Hỏa
2022 Nhâm Dần Quá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim + Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn Thổ Khảm Thủy
2023 Quý Mão Quá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim – Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Tốn Mộc Khôn Thổ
2024 Giáp Thìn Phục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa + Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Chấn Mộc Chấn Mộc
2025 Ất Tỵ Xuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa – Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Khôn Thổ Tốn Mộc
2026 Bính Ngọ Hành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy + Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Khảm Thủy Cấn Thổ
2027 Đinh Mùi Thất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy – Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Ly Hỏa Càn Kim
2028 Mậu Thân Độc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ + Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Cấn Thổ Đoài Kim
2029 Kỷ Dậu Báo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ – Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Đoài Kim Cấn Thổ
2030 Canh Tuất Tự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim + Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Càn Kim Ly Hỏa

(Bảng tương sinh tương khắc trên đây được tính từ năm 1930 đến 2030)

Bảng mệnh tương sinh tương khắc trên đây bạn chỉ cần tìm theo năm sinh của mình để ra mệnh của mình là gì. Từ đó xem mệnh mình tương sinh mệnh nào, tương khắc mệnh nào và tìm kiếm tương ứng sẽ hiện ra năm sinh của người đó. Bảng tương sinh ngũ hành giúp bạn biết được mình hợp với những người nào để liên kết, bảng tương khắc ngũ hành giúp bạn biết được mình không hợp với tuổi nào và tìm cách hạn chế đi.

Vòng tương sinh là gì?

Vòng tương sinh chính là một quy luật của ngũ hành tương sinh. Các yếu tố kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ được sắp xếp theo thứ tự trước sau và theo một vòng nhất định sẽ được tính là tương sinh, tương khắc. Bạn có thể xem hình sau đây để nắm rõ.

Vòng tương sinh là gì?
Vòng tương sinh và tương khắc

Ngũ hành tam hợp là gì?

Ngũ hành tam hợp là 3 mệnh hợp nhau khi các mệnh này gần nhau sẽ có thể phát triển tốt, cùng nhau đạt được nhiều thành công, có thể hòa hợp trong làm ăn, kinh doanh, nên duyên vợ chồng.

Tam hợp sẽ được tính dựa theo quy luật âm dương ngũ hành. Cụ thể:

  • Địa chi âm gồm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi: Được xếp vào nhóm tam hợp Hỏa Cục và Thủy Cục.
  • Địa chi dương gồm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất : Được xếp vào nhóm tam hợp Kim Cụ và Mộc Cục.

Như vậy ta có ngũ hành tam hợp gồm:

  • Bộ tam hợp Hỏa cục: các tuổi Ngọ – Tuất – Dần. Trong đó, chi Ngọ thuộc hành Hỏa, chi Tuất thuộc hành Thổ,  chi Dần thuộc hành Mộc.
  • Bộ tam hợp Mộc cục: các tuổi Mão – Mùi – Hợi. Trong đó, chi Mão thuộc hành Mộc, chi Mùi thuộc hành Thổ, chi Hợi thuộc hành Thủy.
  • Bộ tam hợp Thủy cục: các tuổi Tý – Thìn – Thân. Trong đó,, chi Tý thuộc hành Thủy, chi Thìn thuộc hành Thổ, chi Thân thuộc hành Kim.
  • Bộ tam hợp Kim cục: các tuổi Dậu – Sửu – Tỵ. Trong đó, chi Dậu thuộc hành Kim, chi Sửu thuộc hành Thổ, chi Tỵ thuộc hành Hỏa.
Ngũ hành tam hợp
Ngũ hành tam hợp là những tuổi hợp nhau

Quy luật về các hướng trong ngũ hành tương sinh như thế nào?

Dựa theo cung bát quái ta có thể biết được các hướng trong ngũ hành tương sinh của từng hành.

  • Mệnh Mộc hợp với hướng: Đông, Nam, Đông Nam
  • Mệnh Kim hợp với hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam
  • Mệnh Thủy thuận theo hướng: Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
  • Mệnh Hỏa hợp nhất hướng chính Nam
  • Mệnh Thổ hợp hướng: Đông Bắc, Tây Nam.

Màu sắc tương sinh là gì? Màu sắc tương khắc là sao?

Màu sắc tương sinh trong ngũ hành chính là màu sắc hợp tốt cho bản mệnh (sinh nhập). Còn màu sắc tương khác là màu sắc không hợp với bản mệnh, khắc chế sự phát triển của bản mệnh (khắc nhập).

Ngoài ra, trong quy luật màu sắc thì ngũ hành còn có các loại sinh/khắc khác như sau:

  • Bản mệnh (tùy hòa): Màu của bản mệnh, là chính ta, tốt xấu tùy lúc.
  • Sinh nhập: Màu của cái sinh ra ta, có lợi cho tả ví dụ Mộc sinh Hỏa thì sinh nhập là tốt cho Hỏa
  • Sinh xuất: Màu của ta sinh ra cái khác bất lợi cho ta ví dụ Thủy sinh Mộc thì Thủy không tốt
  • Khắc nhập: Là cái khắc ta, bị ta đè nén ví dụ Thổ khắc Thủy.
  • Khắc xuất: Là cái khắc ta, làm ta bị tổn thất, ví dụ Kim khắc Mộc nhưng Kim dùng quá nhiều có thể bị hại.
Màu sắc tương sinh
Bảng tra màu sắc tương sinh đầy đủ

Gia đình có đủ ngũ hành có tốt không?

Một gia đình có đủ ngũ hành tức 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì có tốt không? Câu trả lời là và rất tốt. Bởi các ngũ hành tương sinh trong gia đình sẽ hỗ trợ nhau và cùng nhau phát triển theo đúng quy luật tương sinh tương khắc.

Ứng dụng ngũ hành tương sinh trong thiết kế và xây nhà như thế nào?

Mỗi mỗi hành trong ngũ hành tương sinh đều sẽ có những đặc tính khác nhau và phù hợp với những phòng thủy khác nhau. Nếu bạn muốn thiết kế, xây nhà đừng bỏ qua thông tin tư vấn dưới đây của KASAI nhé!

Đối với mệnh Kim

Mệnh Kim có tính cách mạnh mẽ và quyết đoán, dựa theo năm sinh thì những người mệnh Kim sẽ có năm sinh như sau:

Tuổi    Năm sinh
Nhâm Thân 1932, 1992
Quý Dậu 1933, 1993
Canh Thìn 1940, 2000
Tân Tỵ 1941, 2001
Giáp Ngọ 1954, 2014
Ất Mùi  19551, 2015
Nhâm Dần 1962, 2022
Quý Mão 1963, 2023
Giáp Tý 1984, 2044
Ất Sửu 1985, 2045
Canh Tuất 1970, 2030
Tân Hợi 1971, 2031

Theo cung mệnh thì những người mệnh Kim sẽ thuộc các cung khác nhau gồm:

  • Kiếm Phong Kim (1932, 1933, 1992, 1993): Người mang mệnh này có trí tuệ và khả năng giải quyết vấn đề cực tốt.
  • Bạch Lạp Kim (1940, 1941, 2000, 2001): Có tài năng nên thành công trong nhiều lĩnh vực.
  • Sa Trung Kim 1954, 1955, 2014, 2015): Người mang mệnh này có khả năng sáng tạo tốt và thích ứng nhanh với công việc.
  • Kim Bạch Kim (1962, 1963, 2022, 2023): Những người này thường thích sự hoàn thiện và theo đuổi nó.
  • Thoa Xuyến Kim (1963, 1964, 2030, 2031): Mạnh mẽ đối mặt với mọi khó khăn.
  • Hải Trung Kim (1984, 1985, 2044, 2045):Những người này có sự ổn định trong cuộc sống.

Trong thiết kế nội thất và xây dựng nhà cửa thì người mệnh Kim sẽ cần chú ý những điều sau đây:

  • Màu sắc: Nên chọn màu trắng, xám (bản mệnh) hoặc màu vàng, cam (tương sinh).
  • Đồ vật: Nên chọn các vật làm bằng gốm, đá, sứ, kim loại.
  • Hướng nhà: Nên chọn hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.
Phòng ngủ 2 nhà 3 tầng 4 phòng ngủ
Trong phòng ngủ 2 được thiết kế đầy đủ tủ, kệ tiện ích cho gia chủ mệnh kim

Đối với mệnh Mộc

Người mệnh Mộc là những người mang tính cách năng động, cởi mở và tràn đầy năng lượng. Theo cung mệnh thì người mạng mộc sẽ có những năm sinh sau:

Năm sinh Nạp âm
1972, 1973, 2032, 2033 Tang Đố Mộc
1928, 1929, 1988, 1989   Đại Lâm Mộc
1942, 1943, 2002, 2003 Dương Liễu Mộc
1950, 1951, 2010, 2011  Tùng Bách Mộc
1958, 2018, 1959, 2019  Bình Địa Mộc
1980, 1981, 2040, 2041  Thạch Lựu Mộc
  • Tang Đố Mộc: Có nghĩa là gỗ cây dâu tằm. Những người thuộc cung này có tính cách rất kiên định, quyết đoán nhưng cũng rất khéo léo.
  • Đại Lâm Mộc: Có nghĩa là cây trong rừng. Người cung này rất cương trực và kiên định.
  • Dương Liễu Mộc: Có nghĩa là cây dương liễu. Những người thuộc cung này có tính cách nhẹ nhàng, nhưng lại kiên cường không bị khuất phục trước khó khăn.
  • Tùng Bách Mộc: Có nghĩa là cây gỗ tùng. Người cung này có tính cách rất cương trực và đáng tin cậy.
  • Bình Địa Mộc: Có nghĩa là cây ở đồng bằng: Người thuộc cung này rất khiêm tốn, giản dị luôn vui vẻ.
  • Thạch Lựu Mộc: Có nghĩa là gỗ cây thạch lựu. Những người cung này rất mạnh mẽ nhưng cũng sống tình cảm.

Trong thiết kế nội thất và xây dựng nhà cửa thì người mệnh Mộc sẽ cần chú ý những điều sau đây:

  • Màu sắc ngũ hành tương sinh: Nên chọn màu xanh lá cây (bản mệnh) hoặc màu xanh dương, đen (tương sinh).
  • Đồ vật: Nên chọn các vật làm bằng gỗ, mây, tre. Trong nhà trồng thêm cây xanh để có thêm nhiều yếu tố tương hỗ.
  • Hướng nhà: Nên chọn hướng Đông, Nam, Đông Nam
Nhà cho người mệnh mộc
Trong nhà nên trồng thêm cây xanh và sử dụng nội thất gỗ

Đối với mệnh Thủy

Người thuộc mệnh Thủy sẽ có năm sinh và cung mệnh như bảng dưới đây:

Năm sinh   Nạp âm
1936, 1996 Giản Hạ Thủy
1937, 1997 Giản Hạ Thủy
1944, 2004  Tuyền Trung Thủy
1945, 2005 Tuyền Trung Thủy
1952, 2012 Trường Lưu Thủy
1953, 2013 Trường Lưu Thủy
1966, 2026 Thiên Hà Thủy
1967, 2027 Thiên Hà Thủy
1974, 2034 Đại Khê Thủy
1975, 2035 Đại Khê Thủy
1982, 2042 Đại Hải Thủy
1983, 2043 Đại Hải Thủy
  • Giản Hạ Thủy: Người thuộc cung này có tính cách điềm tĩnh nhưng rất sắc bén.
  • Tuyền Trung Thủy: Người này có tâm hồn sâu sắc và tinh tế.
  • Trường Lưu Thủy: Người này có tư duy nhạy bén, kiễn nhẫn, bền bỉ.
  • Thiên Hà Thủy: Người cung này có tính cách nhẹ nhàng, nhạy cảm.
  • Đại Khê Thủy: Người cung này có khả năng làm lãnh đạo, quyết đoán, mạnh mẽ, có tầm nhìn xa.
  • Đại Hải Thủy: Người này có tâm hồn rộng mở, dễ dàng kết nối với mọi người xung quanh

Trong thiết kế nội thất và xây dựng nhà cửa thì người mệnh Thủy sẽ cần chú ý những điều liên quan ngũ hành tương sinh sau đây:

  • Màu sắc: Nên chọn màu xanh dương, đen (bản mệnh) hoặc màu xanh dương, đen (tương sinh).
  • Đồ vật: Trong nhà nên trang trí thêm bể cá, hồ cá hoặc chuông gió để thu hút tài lộc may mắn.
  • Hướng nhà: Nên chọn hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
Nhà mệnh Thủy
Nhà mệnh Thủy có thể thiết kế hồ cá trong nhà vừa sinh động lại phong thủy tương sinh

Đối với mệnh Hỏa

Mệnh hỏa cũng được chia thành nhiều cung khác nhau tương ứng với những tính cách khác nhau.

Năm sinh Nạp âm tương ứng
1926, 1986 Lư Trung Hỏa
1927, 1987 Lư Trung Hỏa
1934, 1994 Sơn Đầu Hỏa
1935, 1995 Sơn Đầu Hỏa
1948, 2008 Tích Lịch Hỏa
1949, 2009 Tích Lịch Hỏa
1956, 2016 Sơn Hạ Hỏa
1957, 2017 Sơn Hạ Hỏa
1964, 2024 Phúc Đăng Hỏa
1965, 2025 Phúc Đăng Hỏa
1978, 2038 Thiên Thượng Hỏa
1979, 2039 Thiên Thượng Hỏa
  • Lư Trung Hỏa: Người thuộc mệnh này có tính cách trầm tĩnh và trách nhiệm.
  • Sơn Đầu Hỏa: Người này có tính cách mạnh mẽ, nóng nảy.
  • Tích Lịch Hỏa: Người này có tính cách quyết đoán, thành công hơn người nếu được trợ giúp.
  • Sơn Hạ Hỏa:Người thuộc mệnh này có tính cách rất chịu khó, bền bỉ, không chịu dừng bước trước mọi khó khăn.
  • Phúc Đăng Hỏa: Là người có tính cách dịu dàng, khép kín.
  • Thiên Thượng Hỏa: Người thuộc cung này có tính cách tự tin, mạnh mẽ.

Trong thiết kế nhà ở ngũ hành tương sinh người mệnh Hỏa cần chú ý các yếu tố sau:

  • Màu sắc: Nên chọn màu đỏ, tím, cam (bản mệnh) hoặc màu xanh lá cây(tương sinh).
  • Đồ vật: Có thể sử dụng đồ vật bằng gỗ tương sinh với bản mệnh và các loại đá phong thủy may mắn.
  • Hướng nhà: Nên chọn hướng chính Nam
Nhà mệnh Hỏa
Nhà mệnh Hỏa có thể dùng chất liệu gỗ màu phong thủy

Đối với mệnh Thổ

Mệnh Thổ hiện được chia làm 6 cung khác nhau theo năm sinh như sau:

Năm sinh Nạp âm
1938, 1998 Thành Đầu Thổ
1939, 1999 Thành Đầu Thổ
1961, 2021 Bích Thượng Thổ
1960, 2020 Bích Thượng Thổ
1990, 1930 Lộ Bàng Thổ
1991, 1931 Lộ Bàng Thổ
1968, 2028 Đại Trạch Thổ
1969, 2029 Đại Trạch Thổ
1946, 2006 Ốc Thượng Thổ
1947, 2007 Ốc Thượng Thổ
1976, 2036 Sa Trung Thổ
1977, 2037 Sa Trung Thổ
  • Thành Đầu Thổ: Người thuộc cung này có tính cách cương trực, thẳng thẳng.
  • Bích Thượng Thổ: Người thuộc cung này có tầm nhìn xa trông rộng và sống tốt bụng với tất cả mọi người.
  • Lộ Bàng Thổ: Người thuộc cung này có tính cách thực tế và giữ chữ tín.
  • Đại Trạch Thổ: Người cung này có tính cách điềm tĩnh và sáng tạo.
  • Ốc Thượng Thổ: Người cung này có tính cách cố chấp, bảo thủ.
  • Sa Trung Thổ: Người thuộc cung này có tính cách nhạy cảm, dễ xung đột cảm xúc.

Trong thiết kế nhà ở người mệnh Thổ cần chú ý các yếu tố sau theo ngũ hành tương sinh:

  • Màu sắc: Nên chọn màu vàng, cam (bản mệnh) hoặc đỏ, tím (tương sinh).
  • Đồ vật: Nên sử dụng chất liệu từ đất nung như gốm, sứ hay chất liệu đất hoa cương.
  • Hướng nhà: Nên chọn hướng Đông Bắc, Tây Nam.
Nhà cho mệnh Thổ
Nhà cho mệnh Thổ nên sử dụng gam màu tương sinh như vàng

Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Ý nghĩa thế nào qua bài viết bạn đã nắm rõ rồi đúng không. Ngũ hành tương sinh rất quan trọng trong phong thủy nên hãy hiểu về nó và áp dụng trong cuộc sống của bạn. Nếu đang có nhu cầu thiết kế xây dựng nhà ở theo phong thủy đừng chần chừ liên hệ công ty TNHH Xây Dựng KASAI để được tư vấn nhé!

Thông tin liên hệ và báo giá

Địa chỉ chi nhánh:

  1. Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
  2. Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
  3. Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
  4. Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
  5. Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
  6. Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
  7. Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
  8. Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
  9. Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
  10. Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
  11. Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
  12. Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1
Contact