Bê tông nhẹ – Kích thước, ứng dụng, mức giá mới nhất 2025

Bê tông nhẹ là một loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang muốn ứng dụng bê tông nhẹ vào công trình của mình hãy tìm hiểu ngay chi tiêt kích thước, các loại, mức giá của nó. Thông tin ngay sau đây của KASAI sẽ giúp bạn nắm rõ về bê tông nhẹ cùng theo dõ ngay nhé!

Bê tông nhẹ là gì?
Bê tông nhẹ là gì mà ngày càng được tin dùng

Bê tông nhẹ là gì? Bê tông siêu nhẹ là gì?

Bê tông nhẹ còn có tên gọi khác là tấm xi măng, tấm bê tông đúc sẵn. Đây là một bê tông được xử lý công nghệ chưng trong áp suất cao và phối trộn các nguyên liệu cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm… Bê tông nhẹ giống như tên gọi của nó nhẹ hơn bê tông thông thường rất nhiều.

Tấm bê tông nhẹ
Tấm bê tông nhẹ thường gặp

Theo định nghĩa của N-EPS thì bê tông nhẹ chính là loại bê tông được trộn tươi và khống chế các thành phần để có được tỷ trọng <1000kg/m3, nổi được trên nước. Còn bê tông siêu nhẹ là loại bê tông nhẹ có tỷ trọng <500kg/m3.

» Tìm hiểu: Dầm Console là gì? Cấu tạo, cách tính dầm công xôn

Đặc điểm, cấu tạo và kích thước của bê tông nhẹ

Cùng tìm hiểu cấu tạo, kích thước, đặc điểm của bê tông nhẹ là gì để an tâm sử dụng trong công trình của bạn nhé!

Đặc điểm của bê tông nhẹ

  • Nhẹ hơn bê tông thường.
  • Có tính năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống cháy.
  • Có khả năng chịu lực nén, lực uốn .
  • Nổi được trên nước do có kết cấu nhiều lỗ rỗng, giảm thể tích chiếm chỗ của cốt liệu.
  • Bê tông siêu nhệ có độ bền cao.
  • Vật liệu thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của bê tông nhẹ

Cấu tạo của một tấm bê tông nhẹ thường bao gồm:

  • Cát
  • Xi măng
  • Đá mịn
  • Nước
  • Hạt xốp eps
  • Cốt sợi
  • Bột nhôm

Đối với bê tông siêu nhẹ cấu tạo của nó thường chủ yếu là bọt khí hoặc hạt EPS để tạo được trọng lượng nhẹ tối đa.

» Xem thêm: Cấu tạo móng cọc như thế nào?

Kích thước của bê tông nhẹ

Kích thước của tấm bê tông nhẹ hiện nay tùy vào công trình thi công sẽ có kích thước đúc khác nhau. Kích thước thường gặp là:

  • Chiều dài: 1.2m – 4m
  • Chiều rộng: 50cm – 60cm
  • Độ dày: 8cm – 20cm
  • Tùy công trình sử dụng tấm bê tông nhẹ khác nhau kích thước sẽ có sự thay đổi
Cáu tạo bê tông nhẹ
Cáu tạo bê tông nhẹ có thép, xi măng

Ưu điểm và nhược điểm của bê tông nhẹ nên biết

Cũng như nhiều loại vật liệu xây dựng khác thì bê tông nhẹ, bê tông siêu nhẹ cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm của bê tông nhẹ

  • Vì có trọng lượng nhẹ nên nó giúp cho quá trình thi công trở nên nhanh chóng hơn.
  • Tiết kiệm chi phí cho gia chủ khi có giá thành rẻ hơn so với bê tông cốt thép.
  • Bê tông nhẹ được đúc sẵn theo yêu cầu công trình nên sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn thi công, hạn chế những sai sót. Không cần nhân công tay nghề cao vẫn có thể dễ dàng thi công nhanh chóng.
  • Độ bề của bê tông nhẹ được cho là có thể kéo dài đến 30 năm.
  • Có đầy đủ khả năng chống cháy, chịu nước, nổi trên nước, cách âm, cách nhiệt.
  • Tính thẩm mỹ cao khi có mặt phẳng mịn, không bị thay đổi theo điều kiện thời tiết.

Nhược điểm bê tông nhẹ

  • Khả năng chịu nén không cao: Độ chịu nét của bê tông nhẹ chỉ từ 2.5Mpa đến 7.5Mpa thấp hơn so với bê tông cốt thép.
  • Khả năng chống thấm không cao: Khi sản xuất thi công bê tông nhẹ phải dùng đến vôi vữa do đó mà khả năng chống thấm có thể không đạt như mong muốn.

Ứng dụng của vật liệu xây dựng bê tông nhẹ

Hiện nay bê tông nhẹ đang được dùng nhiều trong các công trình xây dựng gồm:

  • Bê tông siêu nhẹ làm sàn: Sàn nhà làm bằng bê tông nhẹ có thể thay cho xi măng, gạch giúp cho sàn được bền vững và sinh hoạt tốt.
  • Gạch bê tông nhẹ: Được sản xuất thành từng viên gạch như gạch đỏ và được thi công trong xây dựng nhà cửa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
  • Bê tông nhẹ làm tường: Tường làm bằng bê tông nhẹ sẽ là tường lắp ghép. Các tấm bê tông nhẹ ghép lại thành tường bao ngoài trời, vách ngăn nội thất, thay thế cho gạch truyền thống.
  • Làm hàng rào: Bê tông nhẹ có thể làm hàng rào nhà để chịu lực tốt.
Ứng dụng Bê Tông nhẹ là gì?
Ứng dụng Bê Tông nhẹ là gì?

Các loại bê tông nhẹ phổ biển hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bê tông nhẹ khác nhau phù hợp cho những công trình khác biệt. Cùng theo dõi ngay sau đây và chọn lựa

Bê tông nhẹ bọt khí

Bê tông nhẹ bọt khí hay còn gọi là bê tông siêu nhẹ có tỷ trọng <500kg/m3. Loại bê tông này thường được đổ tươi, sử dụng bột khí hạt để tạo ra những lỗ rỗng đồng đều trên bê tông. Hiện nay bê tông nhẹ bọt khí thường đúc thành dạng gạch.

Bê tông nhẹ khí chưng áp (ACC)

Loại bê tông nhẹ khí chưng áp là loại bê tông tạo ra bằng cách thêm chất tạo khí sau đó chưng áp suất cao. Khi sản xuất ra thành phẩm thì bê tông ACC có trọng lượng nhẹ và có hiệu quả vượt trội về cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Thông thường bê tông nhẹ sẽ được ứng dụng nhiều trong việc xây tường, làm sàn mái nhà

Đối với gạch ACC người ta đã kiểm định cho thấy nó có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần so với gạch thông thường, khả năng chống cháy cũng cao gấp 2.

Bê tông nhẹ dùng cốt liệu nhẹ Viglacera (ALC)

Cốt liệu nhẹ bao gồm đá bọt, đất sét nung, hạt xốp EPS sợi xenlulo, đá trân châu… được dùng trong sản xuất bê tông ALC. Loại bê tông nhẹ này có đặc tính là chịu lực tốt, độ bền cao nó thường được ứng dụng trong sàn nhà, cầu đường. Với độ nhẹ chỉ bằng 1/3 so với bê tông khác ALC xứng đáng là lựa chọn của bất kỳ nhà thầu nào trong xây dựng.

Hiện nay bê tông nhẹ ALC thường có hình chữ nhật với chiều dài 1m2 đến 4m8, chiều rộng 0,6m, độ dày từ 7 đến 20cm

Bê tông nhẹ EPS

Bê tông nhẹ EPS là vật liệu được tạo ra bởi bê tông tươi và hạt xốp EPS (Expanded Polystyrene), cát, nước… Nó có trọng lượng nhẹ, thi công nhanh nên được làm vách tường, vách ngăn, vách nhà phổ biến. Kích thước thường gặp của bê tông nhẹ EPS là Chiều dài từ 2m – 4m, rộng 0.6m – 1.2m, dày 7cm – 20cm.

Bê tông không có cốt liệu mịn

Không có cốt liệu mịn loại bê tông nhẹ này chỉ dùng cốt liệu thô và xi măng như sỏi, đá, dăm, polymer để tạo nên thành phẩm. Sản phẩm này có đặc tính dễ thoát nước nên thường được dùng cho lớp nền đường, sàn thoát nước.

Bê tông nhẹ Cemboard

Bê tông Cemboard là vật liệu dễ gặp trong các công trình xây dựng. Đây là vật liệu được làm từ xi măng, sợi cellulose, phụ gia. Khi ra thành phẩm sẽ có được tấm bê tông lớn, nhẹ mà bền. So với các loại bê tông EPS, bê tông ALC thì Cemboard sẽ nhẹ hơn nhiều

Kích thước thường gặp là 1220×2440 với độ dày tùy theo công trình quy định. Để tạo nên tấm bê tông Cemboard sẽ cần phải sản xuất theo dây chuyển nhất định, sử dụng công nghệ của Pháp.

Bê tông nhẹ Xuân Mai

Một loại bê tông nhẹ khác cũng được sử dụng ngày càng nhiều là loại bê tông nhẹ Xuân Mai. Bằng cách làm sàn lắp ghép và đổ bê tông tại.  Cách làm sàn bê tông nhẹ là dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn, gạch block bê tông lỗ rỗng sau đó đan lưới cốt thép lên trên bề mặt và tiến hành đổ bê tông tươi.

Bê tông nhẹ giá bao nhiêu?

Nếu bạn đang thắc mắc về giá của bê tông nhẹ là bao nhiêu hãy xem ngay bảng giá bên dưới

Loại Đơn giả
Bê tông cemboard  Từ 120.000đ/tấm đến 680.000đ/ tấm
Bê tông nhẹ ALC Từ 2.350.000/m3
Bê tông nhẹ EPS Từ 300.000đ/m2
Bê tông nhẹ ACC 1.600.000đ/m3

*** Đây là mức giá tham khảo, giá có thể thay đổi theo thời gian, theo yêu cầu của công trình.

Lưu ý khi sử dụng bê tông nhẹ

  • Trước khi thi công cần kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề sụt lún, độ cứng, kết cấu móng… Cân nhấc có nên dùng gia tải hay không.
  • Khi thi công bê tông nhẹ không cần tô tường
  • Chọn lựa đúng kích thước, chuẩn loại bê tông nhẹ cho nội và ngoại thất. Đặc biệt là vùng trần nội thất độ dày 160mm còn sàn ngoại thất thường 170mm.

Những câu hỏi thường gặp về bê tông nhẹ

1. Bê tông nhẹ có tốt không?

Bê tông nhẹ tốt với mọi công trình vì nó có khả năng chống va đạp, chống rung tốt hơn cả bê tông truyền thống lẫn gạch đỏ. Ngoài ra bê tông nhẹ còn giúp công trình thẩm mỹ hơn đã được dùng trong nhiều dự án của trung tâm thương mại hay nhà văn phòng, bãi đậu xe.

2.Bê tông siêu nhẹ có chịu nước được không? 

CÓ. Bê tông siêu nhẹ có khả năng chống nước nên có thể chịu được nước, nổi trên nước và dùng dài lâu. Với độ nét trên 3.5Mpa bê tông nhẹ có thể chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt.

3. Bê tông nhẹ có bền không?

Bê tông nhẹ hiện nay được nhiều người nghiên cứu chứng minh có thể có độ bền đến 30 năm và chịu được cường độ cao. Chính vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng.

Bê tông nhẹ là gì và đặc điểm của nó như thế nào KASAI đã giúp bạn làm rõ ngay trên đây. Hi vọng bạn đã có thể hiểu được và an tâm sử dụng loại vật liệu này nhé!

Contact