Nội dung
- 1 Tầng lửng là tầng gì? Tầng lững hay lửng?
- 2 Quy định về tầng lửng trong xây dựng nên biết
- 3 Quy định về tầng lửng trong PCCC
- 4 Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
- 5 Những mẫu thiết kế mặt tiền nhà có tầng lửng kèm bản vẽ đẹp nhất
- 6 Tham khảo những kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp của KASAI
- 7 Giải đáp những câu hỏi về tầng lửng trong nhà ở
- 8 Kết luận
Tầng lửng là tầng mấy? Theo quy định hiện hành thì tầng lửng không được tính là một tầng trong nhà mà chỉ là một không gian phụ để mở rộng khu vực sinh hoạt cho gia chủ. Tầng lửng nằm ở đâu và quy định xây dựng như thế nào hãy cùng KASAI làm rõ trong nội dung sau đây nhé!

Tầng lửng là tầng gì? Tầng lững hay lửng?
Tầng lửng là gì? Tầng lửng là tầng gì? Thực tế thì tầng lửng hay còn gọi là gác, gác xếp là một tầng trung gian ở giữa tầng triệt và tầng trên nó, đối với nhà cấp 4 thì tầng lửng là tầng phía trên tầng 1. Hiện nay tầng lửng có diện tích mặt sàn tối đa bằng 65% (một số nơi cho phép đến 80%) so với điện tích mặt sàn tầng dưới nó.

Tầng lững hay lửng mới đúng? Điều này cũng được nhiều người thắc mắc và không biết ghi như thế nào vào các giấy phép xây dựng liên quan. Chính xác thì tầng lửng mới là tên gọi đúng bởi vì từ lửng ở đây có giữa là lưng chừng, giữa chừng. Còn từ lững là một từ sai chính tả.
Như vậy tầng lửng là tầng mấy? chỉ về một tầng ở giữa 2 tầng trong nhà, nó nằm trên tầng 1 và có diện tích nhỏ hơn khu vực này. Nó không tính là 1 tầng nếu có diện tích dưới 65% so với diện tích tầng 1.
Quy định về tầng lửng trong xây dựng nên biết
Nếu đang muốn xây dựng một tầng lửng trong nhà của mình hãy nắm rõ các quy định về tầng lửng ngay dưới đaya
Quy định chiều cao tầng lửng
- Với nhà có lộ giới dưới 20m thì tầng lửng có chiều cao khoảng 2,8m. So với vỉa hè tầng lửng sẽ cao tối đa 5.8m và tối thiểu 5.6. Chiều cao tầng lửng là bao nhiêu tùy công trình có thể từ 2,2 đến 3m
- Đối với nhà có giới đường dưới 3m5 sẽ không được phép xây dựng tầng lửng.
Quy định diện tích tầng lửng
- Thông tư 07/2019/TT-BXD có quy định tầng lửng nhà ở riêng lẻ sẽ không tính vào số tầng công trình và diện tích không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng dưới. Tuy nhiên, một số địa phương có quy định riêng có thể cho phép diện tích tầng lửng đến 80% nhưng sẽ tính là 1 tầng trong diện tích nhà.
- Diện tích của tầng lửng sẽ được tính bằng công thức = Diện tích tầng lửng + diện tích khoản không. Trong đó diện tích khoản thông gió chiếm 20% diện tích san, nếu <=8m2 thì tính 100% m2, nếu >=8 thì tính 50% m2.

Ví dụ: Diện tích tầng 1 là 100m2 thì diện tích xây dựng tầng lửng là bao nhiêu được tính như sau:
+ Diện tích tối đã xây dựng tầng lửng : 100m2 x65% =65 m2
+Diện tích khoản không : 100m2 x 20% = 20 m2 vì >=8m2 nên sẽ tính 50% m2 là 20m2 x50% = 10m2
Tiêu chuẩn thiết kế tầng lửng
- Nhà 1 tầng + 1 lửng: Chiều cao từ sàn mái đến tầng lửng từ 5.4 đến 5.6, diện tích tầng lửng khoảng 2,2m – 2.4m.
- Nhà 2-3 tầng + 1 lửng: Tương tự như nhà 1 tầng + 1 lửng đều có chiều cao từ 5.4m đến 5.6m so với sàn mái. Diện tích tầng lửng từ 2,2 đến 2.8m. Nếu dùng trần thạch cao thì có thể sẽ làm giảm diện tích tầng lửng còn 2.3 đến 2.4 m.
- Thông thường thiết kế tầng lửng các kiến trúc sư sẽ chọn chiều cao từ 2,4 đến 2,8 để thoải mái sử dụng.
» Xem thêm: Quy định về tầng tum trong xây dựng chưa ai nói với bạn
Quy định về tầng lửng trong PCCC
Tầng lửng dù không tính là 1 tầng nhưng nó vẫn là một không gian sử dụng trong nhà nên cũng cần đảm bảo các yếu tố về phòng cháy chữa cháy. Quy định về tầng lửng trong PCCC như sau:
- Tầng lửng nhà ở thông thường cần có 1 lối thoát nạn hoặc lối ra hàng lang. Nếu tầng lửng văn phòng, nhà hàng, showroom thì cần có ít nhất 2 lối thoát nạn.
- Nên thiết kế tầng lửng thông thoáng có chiều cao thông thủy từ 2,4m để có lối thoát nạn
- Sử dụng vật liệu an toàn không dùng vật liệu dễ cháy nổ
Nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng
Hiện nay tầng lửng có nhiều chức năng trong nhà nó có thể là nơi chứa đồ, kho, phòng thờ, phòng làm việc. phòng đọc sách thậm chí là phòng ngủ. Khi xây dựng tầng lửng diện tích nhỏ nên sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với xây nguyên 1 tầng vì vậy mà ngày càng nhiều gia chủ chọn lựa tầng lửng cho tổ ấm của mình. Tuy nhiên, tầng lửng có diện tích khá nhỏ nên chỉ phù hợp cho những gia đình ít người, không cần không gian sinh hoạt rộng và muốn tiết kiệm chi phí.
Nếu bạn có diện tích đất rộng và gia đình đông người thì nên xây dựng nhà phố 2 tầng thay vì tầng lửng để mở rộng không gian sống cho cả gia đình của mình hơn.

Tóm lại, nên xây nhà gác lửng hay nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào số lượng thành viên gia đình và dự toán chi phí của gia chủ. Bạn có thể liên hệ với công ty thiết kế nhà đẹp để được các kiến trúc sư tư vấn kỹ lưỡng hơn và có chọn lựa chính xác.
Những mẫu thiết kế mặt tiền nhà có tầng lửng kèm bản vẽ đẹp nhất
Cùng chiêm ngưỡng những mẫu thiết kế nhà tầng lửng đẹp ngay dưới đây và chọn lựa cho ngôi nhà sắp đến của bạn nhé!
Mẫu nhà ống tầng lửng đẹp đê mê
Nhà ống có tầng lửng nhìn bên ngoài mặt tiền thường rất khó nhận biết chính vì vậy mà không bị giới hạn về sáng tạo. Các kiến trúc sư có thể thiết kế nhiều phong cách khác nhau phù hợp với ý muốn của gia chủ và khoản không tầng lửng trong nhà. Cùng xem các mẫu đẹp đê mê ngay sau đây nhé!







Mặt tiền nhà có tầng lửng cấp 4
Đối với nhà cấp 4 có gác lửng rất dễ nhận diện do chiều cao tầng lửng thường thấp nên so với nhà 2 tầng sẽ nhận ra ngay. Dưới đây là những mẫu hot trend đang được chọn lựa nhiều hiện nay.

» Xem chi tiết: Hình ảnh 3D, bản vẽ full nhà cấp 4 gác lửng hiện mái ngói







Tham khảo những kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp của KASAI
- Nên xem xét kỹ lưỡng yếu tố phong thủy trước khi thiết kế xây dựng tầng lửng. Đặc biệt là xà ngang chèn trên tầng lửng sẽ làm cho tài lộc giảm sút.
- Hãy chọn lựa các vật liệu nhẹ và bền vững cho tầng lửng, những vật liệu thường được chọn là tấm lót PVC, ván gỗ lót, tấm xi măng Cemboard.
- Thiết kế tầng lửng cần thống nhát phong cách chung với toàn nhà và chọn màu sắc đồng nhất. Đặc biệt phần cầu thang lên tầng lửng cần bố trí tạo cảm giác rộng rãi, lan can phía trước nên chọn vật liệu an toàn như kính để tạo sự thông thoáng và bảo vệ cho gia đình có trẻ nhỏ.
- Các nội thất trong tầng lửng nên chọn loại có kích thước nhỏ gọn hoặc nội thất đa năng, thông minh.
» Bạn có biết: Bê tông nhẹ là gì?Có nên dùng bê tông nhẹ cho gác lửng không?
ĐỂ LẠI THÔNG TIN KIẾN TRÚC SƯ KASAI SẼ TƯ VẤN NGAY LẬP TỨC
Giải đáp những câu hỏi về tầng lửng trong nhà ở
Tầng lửng có được tính là 1 tầng?
Theo quy định tầng lửng có diện tích nhỏ hơn 65% diện tích mặt sàn tầng trệt sẽ không tính là 1 tầng. Nhưng nếu có diện tích từ 80% trở lên sẽ tính là 1 tầng
Tầng lửng tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh tầng lửng được gọi là Mezzanine (/ˈmezəniːn/ hoặc /ˈmɛzəˌniːn/) chỉ về một tầng trung gian giữa 2 tầng chính trong nhà.
Tầng lửng được xây bao nhiêu?
Tầng lửng được xây tối đa 65% diện tích mặt sàn tầng trệt bao gồm cả khoản không. Một số địa phương cho phép xây đến 80% diện tích sàn dưới bạn có thể liên hệ chi tiết cơ quan chức năng để được nắm rõ.
Kết luận
Tầng lửng là tầng mấy giờ đây bạn đã có câu trả lời chính xác rồi phải không. Nó không phải là 1 tầng trong nhà mà chỉ là khu vực giữa tầng trệt với tầng trên mà thôi. Nếu cần xây dựng tầng lửng đừng chần chừ liên hệ KASAI tư vấn thiết kế xây dựng ngay hôm nay!
Thông tin liên hệ và báo giá
- Liên hệ : Số điện thoại:0931393270 – 0972903570
- FACEBOOK: https://www.facebook.com/Ceoluuhonglam/
- FANFAGE: https://www.facebook.com/xaydungkasai
- WEBSITE: https://kasai.com.vn/ – https://thietkenhakasai.com/
- ZALO: 0931393270 – 0972903570
Địa chỉ chi nhánh:
- Đà Nẵng: 62 Xuân Thủy – Cẩm Lệ – Đà Nẵng
- Hà Nội CN1: số 80 đường Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội
- Hà Nội CN2: Tòa nhà BRC, số 5/76 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hà Nội CN3: Tầng 4, tháp B1 Roman Plaza, Tố Hữu.
- Hải Phòng: 190 Hồ Sen, Lê Chân, Hải Phòng.
- Nghệ An CN1: 23 Nguyễn Phong Sắc, TP. Vinh, Nghệ An.
- Nghệ An CN2: 42 Phan Đình Phùng, TP. Vinh, Nghệ An.
- Hà Tĩnh CN1: Tầng 6-Bình Thủy Building – TP Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh CN2: 570 Lê Đại Hành- TX Kỳ Anh- Hà Tĩnh
- Quảng Bình: : Tầng 4 Minh Building- 45 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới
- Hồ Chí Minh CN1: 142 Võ Văn Tần, Quận 3.
- Hồ Chí Minh CN2: Tầng 9 , 85 Cách Mạng Tháng 8 – Quận 1